CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

Góp ý kiến về Kỹ thuật Cầu đường

2014/11/3 15:46 - Vũ Văn Hà

Vừa qua Tạp chí Cầu đường Việt Nam nhận được bài viết của Ông Vũ Văn Hà (Quảng Nam) góp ý kiến về một số vấn đề trong lĩnh vực Cầu đường. Chúng tôi xin đăng tải để bạn đọc tham khảo


Về công nghệ và quản lý chủ yếu vẫn là phục vụ cho những đơn vị trung ương (Tạm gọi những đơn vị trực thuộc bộ và các tổng công ty trước đây là các đơn vị trung ương (TW)). Còn đối với các địa phương vẫn có thể coi là những hàng xa xỉ. Bằng chứng là một số công nghệ XD cầu đường đã vào Việt Nam cách đây cả 20 năm nhưng ở một số tỉnh người ta còn hiểu chưa sâu về các vấn đề đó dẫn đến sai sót khá nhiều (không nói đến các loại cầu dây văng hiện đại hay đúc hẫng, đúc đẩy). Nhưng nếu so sánh về tổng giá trị xây dựng cầu đường do TW quản lý chưa chắc đã nhiều hơn các tỉnh cộng lại, dẫn đến hiệu quả đầu tư ở địa phương bị giảm đi gây ra lãng phí.

 

1 - Về bản liên tục nhiệt:

 

Đây là một tiến bộ trong XD cầu trong điều kiện ít động đất như ở Việt Nam, giúp cho xe chạy trên cầu êm thuận hơn và có lẽ cũng giảm chi phí xây dựng. Nhưng có lẽ do thiếu tài liệu ở các trường ĐH và các Tạp chí cũng không phổ biến cụ thể dẫn đến các tư vấn địa phương phần nhiều Copy các hồ sơ của TV Tedi mà không hiểu bản chất và các Sở GTVT thẩm định - phê duyệt cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến nhiều sai sót khi đưa ra thi công, cụ thể: Đã TK liên tục nhiệt nhưng các nhịp cầu vẫn bố trí 1 gối cố định và 1 gối di động; Vẫn để các thanh thép neo từ sườn dầm lên bản mặt cầu ở khu vực bản LTN, cốt thép ở bản LTN đặt sai; Không xét đến nhiệt độ khi nối chuỗi và không tính đến chuyển vị khác nhau tại gối của các nhịp cầu.v.v. Chứng tỏ do người làm chưa hiểu bản chất làm việc của bản LTN, lẽ ra phải coi bản LTN như bản trên của cống hộp, chỉ khác là một đằng ngàm vào 2 thành bên của cống và một đằng ngàm vào phần còn lại của bản mặt cầu.

 

2 - Về Khảo sát cầu, đường ô tô:

 

Người Mỹ để lại cho Việt nam một tài sản khá lớn là hệ thống bản đồ UTM, trước đây tôi cứ nghĩ người Mỹ chỉ ở nam Việt Nam thì bản đồ UTM chỉ có ở miền nam nhưng thực ra có của tất cả các tỉnh miền bắc. Nhưng rất ít đơn vị TV tận dụng được việc này vào KS (kể cả TV TW lẫn TV địa phương) dẫn đến chi phí đi KS của các đơn vị TV rất tốn kém, nhưng cái lớn hơn là chọn tuyến không hợp lý nên hiệu quả khai thác đường không tốt (xe chạy không nhanh và hao phí thời gian + nhiên liệu nhiều hơn) nhưng quan trọng hơn là chi phí đầu tư cao hơn nhiều (không ai thống kê được cả nhưng dự kiến cũng một vài, có khi đến cả chục nghìn tỷ) và phá hoại môi trường nhiều hơn. Trước đây chúng tôi được học về KS thì chỉ được học làm sao KS đúng quy trình thôi chứ không học được làm sao chọn được tuyến tối ưu. Chỉ có sử dụng UTM thì mới có thể chọn được tuyến tối ưu. Tuy nhiên đọc được bản đồ UTM khi KS không phải là dễ, tôi đã dẫn khoảng 10 kỹ sư đi KS khoảng > 10 năm (tất nhiên là không liên tục) thì đến nay chưa có kỹ sư KS tuyến nào đạt được đầy đủ yêu cầu của tôi.

 

3- Về mố cầu:

 

Theo tôi sơ đồ tính và TK mố cầu chữ U (kiểu Nhật bản) ở Việt nam hiện nay là chưa hợp lý dẫn đến lãng phí (ước lãng phí khoảng 20 % vật liệu) nhưng loại mố này lại thấy rất thông dụng trong TK cầu hiện nay. Lẽ ra tính theo sơ đồ không gian và bố trí thêm tường gân như trước đây thì tiết kiệm hơn, số lượng tường gân chỉ bằng số làn xe – 1 thì việc đắp đất sau mố bằng máy lu sẽ thuận tiện. Kết hợp dùng các thanh thép ren 2 đầu hoặc Cáp có bọc vài lớp bao tải tẩm nhựa đường để neo 2 đuôi tường cánh lại với nhau thì cũng làm giảm vật liệu Có sách nói là làm bản giảm tải sau mố thì theo tôi giải pháp này không hợp lý vì nội lực trong bản giảm tải sẽ tăng rất nhanh khi tăng chiều dài bản. Ngoài ra còn một số vấn đề kỹ thuật khác cần nêu ra nhưng tôi không có thời gian để viết thêm ở đây.

 

4- Về quản lý:

 

Tôi thấy nguyên nhân sự cố dạng như cầu treo Chu Va có phần của bộ GTVT và của Nhà nước vì Thông tư, Nghị định lúc thì xiết vào lúc thì thả ra phân cấp quá mức, cũng như nói ở phần trên thì TV địa phương cũng có sự hạn chế nhưng các sở GTVT ở địa phương nhìn chung cũng còn hạn chế (nói như vậy không phải tất cả TV TW đều đảm bảo năng lực cả). Hầu như tất cả chúng ta đều chưa nghĩ ra được cái gì mới cả, chỉ có ở TW tiếp cận được nhiều với nước ngoài nên biết được một số vấn đề mới thôi. Với tình trạng như trên mà Nghị định quy định giao cho các sở XD chuyên ngành thẩm định thiết kế và cứ nghĩ là các sở XD chuyên ngành đã giỏi tất cả rồi nên có khi nào thấy Bộ tổ chức tập huấn chuyên môn cho các sở GTVT đâu. Chúng tôi cũng biết Bộ cũng khó xin kinh phí để tổ chức tập huấn nhưng lễ khởi công, khánh thành có khi hoành tráng. Bộ và các vụ, cục và các ban QLDA của TW cứ nói TV địa phương yếu kém nhưng nếu không có các TV địa phương mà các tỉnh cứ chờ TV TW thì có lẽ các tỉnh chẳng xây dựng được gì và khi đó các tỉnh phải đi lạy mấy ông TV TW đến chết Thực ra thì TV địa phương cũng chẳng đến nỗi nào và nó đã giải quyết khá tốt các công trình ở địa phương. Còn TV TW cứ nói giỏi thế sao các công trình của TW cũng thường xuyên hư hỏng: Đường Nội Bài – lào cai; Sài gòn – Trung Lương; Cầu giẽ - Ninh bình; Cầu + hầm chui Văn Thánh chẳng phải TV TW làm đó sao?

 

5- Về chi phí TK:

 

Tôi thấy trong TK đường của ngành cầu đường thì khi tổng mức đầu tư tăng lên, tức là tổng chiều dài tuyến đường phải TK cũng tăng lên nhưng có thấy giảm được khối lượng công việc TK đâu (hầu như không giảm) vì các chủ đầu tư bắt lập hồ sơ theo Km hoặc theo gói thầu nên không giảm được mà có không lập theo Km hoặc gói thầu thì chỉ giảm được rất ít trong viết thuyết minh. Vậy mà tỷ lệ chi phí TK giảm đi theo tổng mức đầu tư là không hợp lý. Thế nhưng tôi chẳng thấy các cấp các ngành của ngành Giao thông hay các ông TV TW có tiếng tăm ý kiến gì cả, cứ để Bộ XD ưng cho được ăn bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu, chúng tôi ở địa phương thấp cổ bé họng nói ai người ta nghe.



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH