GIẢI BÀI TOÁN TƯỜNG CHẮN CÓ SỬ DỤNG NEO TRONG ĐẤT THEO PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU HẠN BẰNG PHẦN MỀM PLAXIS

2017/11/20 10:36 - Nguồn : ThS. NGUYỄN QUỐC TỚI

Từ khóa: Tường chắn; Neo trong đất; Ổn định hố đào; Phần mềm Plaxis.

 

Summary: For economic and social development, Vietnam has been investing new infrastructure such as: roads, tunnels, underground parking lot and underground constructions to utilize underground space. Ground anchor is used to stabilize the retaining wall. This is a new construction technology solution which has been applied to designs and constructions in several countries around the world. In order for this solution to be widely used in Vietnam, contributing to the diversity of design solutions and construction of buildings in the country, the paper will present the main theoretical calculations and determine the reasonable arranging distance of the anchor in the ground for retaining wall system to stabilize the excavation on the specific problem.

 

Keywords: Retaining walls; Ground anchor; Excavation stability; Plaxis software.

 

1. MỞ ĐẦU

 

Trong thực tế có nhiều loại tường chắn như tường cọc ván thép, tường cọc bê tông cốt thép, tường cọc xi măng đất... Tùy theo cơ chế tường tương tác với đất nền mà tường chắn được phân thành hai loại là tường cứng và tường mềm. Tùy theo chiều sâu đào và điều kiện địa chất, tường chắn có thể có một hoặc nhiều hàng neo để đảm bảo giữ ổn định cho công trình. Trong phạm vi nghiên cứu của bài báo, tác giả xét tường chắn loại tường mềm có hai hàng neo. Có nhiều phương pháp tính toán tường chắn như phương pháp Rigid, phương pháp Winkler, phương pháp phần tử hữu hạn. Nội dung nghiên cứu của bài báo sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp có xét đến tương tác giữa tường và đất nền để phân tích tường chắn bằng công cụ hỗ trợ là phần mềm Plaxis. Kết quả nghiên cứu xét đến mô men uốn và chuyển vị ngang trong tường, là hai tiêu chí để nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách bố trí neo mà chưa xét đến lực cắt trong tường, lực theo phương đứng do neo gây ra, chuyển vị theo phương đứng do thành phần lực neo theo phương đứng gây ra và các yếu tố khác.


NGUỒN:


ThS. NGUYỄN QUỐC TỚI -  Khoa Công trình Trường đại học Công nghệ GTVT

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 9 Năm 2017