NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC CỦA MỐ CẦU TOÀN KHỐI CÓ XÉT TỚI TƯƠNG TÁC KẾT CẤU - NỀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PTHH

2017/11/20 15:14 - Nguồn : NCS. Nguyễn Mạnh Hà; NCS. Phạm Tuấn Thanh

Từ khóa: Cầu toàn khối; Midas Civil 2011; Plaxis 8.2; phương pháp phần tử hữu hạn; kết cấu; tương tác kết cấu - nền.

 

Abstract: This paper presents results of study integral bridge considering texture-base interaction using finite element analysis software (Midas Civil 2011 v2.1 and Plaxis 8.2) under geological conditions, climate and standards 22TCN 272-05. From that results, make comments and assess the possibility of applying the appropriate form to the integral bridge in the condition of Vietnam.

 

Keywords: Integral bridge; Midas Civil 2011; Plaxis 8.2; finite element method; structure; soil-structure interaction.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Cầu toàn khối với những ưu điểm nổi bật ngày càng được áp dụng và xây dựng phổ biến trên thế giới. Theo thống kê tại Mỹ, việc thiết kế và xây dựng một cây cầu mới loại nhỏ và trung thì cầu toàn khối là sự lựa chọn đầu tiên khi thiết kế tại 38/50 bang khảo sát. Tính đến năm 2008 đã có trên 13.000 cây cầu toàn khối và bán toàn khối được xây dựng trên toàn nước Mỹ [4]. Tại mỗi nước, tùy theo điều kiện tự nhiên, tiêu chuẩn và việc ưu tiên sử dụng vật liệu khác nhau nên hiện nay trong thiết kế, tính toán và công nghệ thi công mố cho cầu toàn khối giữa các nước không giống nhau. Chẳng hạn việc sử dụng bản quá độ cho cầu toàn khối tại Anh, Ireland thì không, tuy nhiên tại Mỹ, Đức, Phần Lan lại có; quan niệm về sử dụng loại đất đắp sau mố tại Mỹ và Anh khác nhau: tại Mỹ khuyến cáo sử dụng loại đất đắp không đầm chặt và kéo dài bản quá độ như thêm một nhịp mặt cầu đặt trên đất ở sát mố; tại Anh lại có quan điểm khác, đất đắp sau mố dùng loại đất hạt có chọn lọc, đầm có kiểm soát và thật chặt... [5].

 

NGUỒN:

 

CS. Nguyễn Mạnh Hà; NCS. Phạm Tuấn Thanh Học viện Kỹ thuật Quân sự

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 9 Năm 2017