Đại công trường về đích vượt tiến độ từ 1-1,5 năm, một việc tưởng như là không tưởng.

2015/11/10 15:6 - CTV

"Chưa bao giờ có một dự án giao thông nào nhận được sự quan tâm đặc biệt từ T.Ư như dự án nâng cấp, mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, khi có đến ba Phó Thủ tướng được giao trực tiếp phụ trách hai công trình này. Trong đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được giao trực tiếp phụ trách giải phóng mặt bằng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo về tiến độ và chất lượng công trình, còn Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phụ trách tài chính, trực tiếp chỉ đạo vấn đề tài chính cho dự án. Nhờ cách tiếp cận này mà dự án đã tăng tốc ngay từ những ngày đầu triển khai và hoàn thành vượt tiến độ từ 1-1,5 năm”.

Trong bối cảnh khó khăn, nhiều dự án, công trình phải đình hoãn, giãn tiến độ, ngành GTVT vẫn huy động đủ nguồn lực để triển khai thành công các dự án mở rộng QL1, QL14 theo phương thức BOT kết hợp ngân sách Nhà nước. Chỉ trong vòng hơn hai năm, đến thời điểm này đã thông toàn tuyến gần 2 nghìn km. Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, mục tiêu của dự án nâng cấp, mở rộng QL1 và QL14 sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015 (vượt tiến độ một năm so với kế hoạch đề ra)( Về đích trước thời hạn từ 1-1,5 năm, một việc tưởng như là không tưởng) nhưng phải đảm bảo chất lượng của dự án. “Tiến độ phải nhanh nhưng chất lượng là số một”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Để đạt được kết quả này, ngành GTVT đã chủ động xoay trở nhiều giải pháp quyết liệt, nhất là công tác khơi thông nguồn vốn đầu tư. Những người gắn bó lâu năm trong lĩnh vực hạ tầng giao thông chưa quên thời điểm trước năm 2011, khi hàng loạt dự án bị đình hoãn, giãn tiến độ do thiếu vốn. Suy giảm kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước khó khăn khiến Quốc hội, Chính phủ phải thực hiện chính sách cắt giảm đầu tư công, nợ đọng xây dựng cơ bản liên miên, lạm phát tăng cao khiến nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư hạ tầng giao thông suy kiệt. Trong khi đó, nhu cầu thực tế cần phải đầu tư các tuyến quốc lộ rất lớn bởi tình trạng đường xuống cấp, hư hỏng ngày càng nhiều, nhất là QL1 và QL14.

“Theo yêu cầu của Chính phủ, dự án nâng cấp, mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên sẽ phải hoàn thành vào cuối năm 2016. Trong bối cảnh nguồn ngân sách hạn hẹp, công trình hạ tầng giao thông cũng rất khó để thu hút vốn xã hội hóa, bởi cả giai đoạn từ năm 2012 trở về trước, toàn ngành GTVT cũng chỉ huy động được hơn 30 nghìn tỷ đồng, khi đó một số chuyên gia kinh tế nhận định nếu không sử dụng vốn ODA mà dùng vốn BOT kết hợp ngân sách, dự án sẽ không thể thực hiện được. Thậm chí, nhiều người công tác trong ngành còn cho rằng, Bộ GTVT đang tự đặt mình vào thế khó”, ông Trần Xuân Sanh chia sẻ.

Thông tin về nguồn vốn cho các dự án, ông Hà cho biết, BIDV đã chấp thuận tài trợ cho 12 dự án BOT nâng cấp mở rộng QL1 và QL14. Trong đó, ngân hàng này đã ký hợp đồng tín dụng cho 11 dự án với tổng số tiền cam kết cho vay khoảng 17.362 tỷ đồng, chiếm tới 45% tổng mức cam kết của các tổ chức tín dụng (38.662 tỷ đồng) cho các dự án. Dù chủ trương kết hợp ngân sách và xã hội hóa đã được Chính phủ, Quốc hội thông qua, nhưng thời gian đầu, công tác huy động vốn để đầu tư các dự án BOT QL1, QL14 gặp muôn vàn khó khăn, có lúc tưởng chừng rơi vào bế tắc bởi các nhà đầu tư lảng tránh.

“Lúc đầu, Bộ GTVT đã đăng tải danh mục đầu tư các dự án nhưng chỉ có một vài nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện ở những công trình có tính khả thi thuộc các đoạn tuyến liền kề với thành phố lớn, còn lại đa phần các dự án không có doanh nghiệp đăng ký”, ông Nguyễn Viết Huy, Phó vụ trưởng, Phó Trưởng ban PPP kể.

Đánh giá về ý nghĩa và tầm quan trọng của hai dự án trên, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết: “Đến giờ tôi có thể khẳng định chắc chắn đây là hai công trình trọng điểm phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giảm thiểu TNGT. Khi đến những đoạn tuyến đã hoàn thành, chúng tôi cảm nhận rõ rệt sự đồng tình và phấn khởi của người dân”.

Đại công trường với những con số:

116.670 tỷ đồng: Là tổng mức đầu tư của Dự án nâng cấp, mở rộng QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên. Đây là tổng mức đầu tư kỷ lục gồm hai nguồn vốn: Ngân sách Nhà nước và vốn đầu tư của doanh nghiệp theo hình thức BOT. Trong đó, các dự án mở rộng QL1 là 100.676 tỷ đồng; Các dự án đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên là 15.994 tỷ đồng. 17.082 tỷ đồng: Là số tiền tiết giảm tổng mức đầu tư của hai dự án so với tổng mức đầu tư dự kiến, nhiều nhất từ trước đến nay. Trong đó, các dự án vốn ngân sách và vốn Trái phiếu Chính phủ tiết giảm 14.259 tỷ đồng; Các dự án BOT tiết giảm 2.823 tỷ đồng.

2.380 ha: Là tổng diện tích đất phải thu hồi để giải phóng mặt bằng cho hai đại dự án. Trong đó, 38 dự án và tiểu dự án mở rộng QL1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ đi qua địa phận 17 tỉnh, TP có tổng diện tích đất phải thu hồi 2.191 ha, chiều dài bị ảnh hưởng 1.219 km, có tới 5.288 hộ phải tái định cư tập trung, 14 tỉnh có xây dựng khu tái định cư, tổng số khu tái định cư 78 khu, quy mô diện tích khoảng 206 ha. Tại 11 dự án mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên từ Tân Cảnh (Kon Tum) đến Chơn Thành (Bình Phước) đi qua 5 tỉnh có tổng diện tích đất phải thu hồi: 189 ha, chiều dài bị ảnh hưởng: 291 km, tổng số hộ bị ảnh hưởng: 7.779 hộ.

1.894 km: Là tổng chiều dài hai dự án theo phương án được Chính phủ phê duyệt. Đây là hai dự án có chiều dài dự án lớn nhất. Chiều dài dự án QL1 được đầu tư nâng cấp, mở rộng là 1.475 km, gồm hai đoạn chính: Đoạn Hà Nội - Thanh Hóa dài 133 km đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ tháng 12/2013 và đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ dài 1.342 km chia thành 38 dự án (không bao gồm dự án Đèo Cả và tuyến tránh Cai Lậy), trong đó, 18 dự án đầu tư bằng hình thức BOT và 20 dự án đầu tư bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ. Đối với QL14, chiều dài 419 km được chia thành 11 dự án, gồm 5 dự án BOT và 6 dự án Trái phiếu Chính phủ.

1-1,5 năm: Là thời gian thi công được rút ngắn. Hai dự án này có thời gian thi công nhanh nhất nhờ có sự chỉ đạo điều hành, phương pháp tổ chức thực hiện đồng bộ. Đây là kỷ lục chưa từng có trong công tác quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông.



GỬI Ý KIẾN
Quyết liệt giải tỏa vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực gầm cầu

Trong tháng 11 năm 2023, lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý, giải tỏa vi phạm lấn chiếm tại các khu vực gầm cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội với các vi phạm như: xây dựng nhà tạm, tập kết vật liệu xây dựng, họp chợ…