Hà Nội cần hơn 66.000 tỷ đồng khép kín 3 vành đai

2017/8/16 10:48

Đây đều là những dự án cấp thiết nhằm giảm ùn tắc giao thông bền vững cho Thủ đô.

Đây đều là những dự án cấp thiết nhằm giảm ùn tắc giao thông bền vững cho Thủ đô.

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ, đề xuất được áp dụng cơ chế đặc thù cho Thủ đô, để triển khai một số dự án giao thông trọng điểm, đầu tư theo hình thức đối tác công-tư (PPP). Đây đều là những dự án cấp thiết nhằm giảm ùn tắc giao thông bền vững cho Thủ đô.

Tại báo cáo đề xuất, UBND TP Hà Nội đã xin áp dụng cơ chế đặc thù để lựa chọn nhà đầu tư khép kín một số tuyến đường trọng điểm, đặc biệt là các vành đai: 2,5; 3,5 và 4 với tổng mức đầu tư hơn 66.000 tỷ đồng. Dự án khép kín vành đai 2,5 gồm các đoạn: Từ cuối phố Trung Kính - Trần Duy Hưng dài 0,5km; đoạn Ngụy Như Kon Tum - Nguyễn Trãi - Đầm Hồng dài 2,53km; đoạn từ Khu đô thị mới Dịch Vọng - Dương Đình Nghệ dài 0,72km. Tuyến vành đai 3,5 được đề xuất xây dựng cầu Thượng Cát (bao gồm đường hai đầu cầu) với chiều dài 4,5km; Dự án xây dựng đoạn từ cầu Thượng Cát - QL32 dài 3km. Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long. Dự án xây dựng đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 10,8km.

Đối với đường vành đai 4, Hà Nội tính toán đầu tư xây dựng dự án cầu Mễ Sở và đường dẫn 2 đầu cầu dài 4km; Dự án xây dựng cầu Hồng Hà và đường dẫn 2 đầu cầu dài 6km; Dự án giao thông từ cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Km3+650) - QL32 (Km9+500), từ QL 32 đến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có quy mô đầu tư 34km, 4 nút giao khác mức liên thông.

Theo Baogiaothong



GỬI Ý KIẾN
Quyết liệt giải tỏa vi phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực gầm cầu

Trong tháng 11 năm 2023, lực lượng Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức phối hợp kiểm tra, xử lý, giải tỏa vi phạm lấn chiếm tại các khu vực gầm cầu trên địa bàn thành phố Hà Nội với các vi phạm như: xây dựng nhà tạm, tập kết vật liệu xây dựng, họp chợ…