6 cây cầu gắn liền với nhịp sống của người dân Thủ đô
2014/8/1 18:50 - Nguồn : Theo afamily
Đều bắc ngang qua sông Hồng, những cây cầu này gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây, trở thành hình ảnh quen thuộc, biểu tượng của Thủ đô.
Cầu Long Biên
Với tuổi thọ 112 năm, cầu Long Biên được gọi trìu mến với cái tên "chứng nhân lịch sử".
Cầu được khởi công xây dựng vào năm 1898 và khánh thành vào năm 1902.
Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằngđá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ.
Cầu Long Biên dưới ánh chiều tà, cổ kính, uy nghi và rất có "hồn".
Dưới hai bên chân cầu là bãi bồi mơ mộng. Cầu Long Biên được nhiều người dân
Hà Nội chọn làm địa điểm hóng mát, pose hình, ghé thăm, thả hồn khi có tâm trạng...
Người dân tham gia giao thông trên cầu Long Biên.
Cầu Chương Dương
Song song với "chứng nhân lịch sử" - cầu Long Biên là cây cầu Chương Dương.
Cầu được xây dựng năm 1983 và đưa vào sử dụng năm 1986, với mục đích nhằm chia sẻ tải trọng
cho "người anh cả" là cầu Long Biên, tránh việc ách tắc giao thông xảy ra do làn đường
ở cầu Long Biên khá nhỏ.
Cầu Chương Dương dài 1230 m, gồm có 21 nhịp. Cầu chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, ở giữa
có phần cánh gà mỗi bên rộng 5 m. Phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5 m.
Hình ảnh hai cây cầu Long Biên và Chương Dương song song, bắc ngang qua sông Hồng
đã trở nên thân thuộc với biết bao thế hệ người dân Hà Nội.
Cầu Thăng Long
Cầu Thăng Long là cây cầu hiện đại, bắc ngang sông Hồng, được khởi công xây dựng năm 1974
và khánh thành năm 1985. Cây cầu được coi là công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt-Xô.
Cầu Thăng Long là mối giao thông quan trọng, nối liền thành phố với sân bay Nội Bài.
Cầu dài 3250m, gồm 2 tầng. Cầu có 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn
của đường sắt và đường xe thô sơ.
Góc bình yên của thành phố Hà Nội với con sông Hồng và cầu Thăng Long trải dài bắc ngang.
Cầu Nhật Tân
Cầu Nhật Tân đang được gấp rút xây dựng và hoàn thành những khâu cuối cùng, dự kiến sẽ thông cầu vào ngày 10/10 tới đây.
Cầu Nhật Tân được khởi công xây dựng năm 2009. Theo dự án, cầu dài 3900 m được kết cấu kiểu dây văng liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực với 5 trụ tháp, thi công bằng phương án đúng hẫng cân bằng
Đã có một vài ý kiến cho rằng nên đổi tên cầu, bởi cầu không nằm trên vùng đất hoa đào
Nhật Tân nổi tiếng.
Góc cận cảnh cầu Nhật Tân đang được thi công.
Cầu Vĩnh Tuy
Cầu Vĩnh Tuy dài 3690 m, nối liền hai quận Hai Bà Trưng và Long Biên của Thủ đô Hà Nội.
Cầu được khởi công xây dựng vào năm 2005 và khánh thành 5 năm sau đó,
là cầu kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp.
Hình ảnh cầu Vĩnh Tuy bắc ngang sông Hồng.
Cầu Thanh Trì
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu
từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân(Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm).
Cầu được khởi công xây dựng năm 2002 và khánh thành vào năm 2010.
Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy
(4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100km/h.
Cận cảnh các làn xe trên cầu Thanh Trì