THÍ NGHIỆM KIỂM TRA SỨC CHỊU TẢI CỌC KHOAN NHỒI....

2014/10/6 9:59

Phạm Quang Hải

Trần Văn Luận

Nguyễn Ngọc Quý

Phạm Xuân Bằng

Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình

Lê Quang Hanh

Đinh Trung Quyết

Viện nền móng và công trình ngầm FECON

 

Tóm tắt:

 

Bài viết giới thiệu kinh nghiệm và kết quả thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải cọc khoan nhồi bằng phương pháp nén tĩnh sử dụng hệ cọc neo làm đối trọng tại dự án Cầu Nhật Lệ 2, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Đây là công trình giao thông đầu tiên tại Việt Nam sử dụng giải pháp này xét trong điều kiện thực hiện trên sông nước. Cầu Nhật Lệ 2 có kết cấu nhịp chính dây văng hai nhịp đối xứng, chiều dài mỗi nhịp 150m, trụ tháp dạng chữ A cao 98.8m, kết cấu nhịp dẫn gồm 5 nhịp dầm SuperT. Cọc thí nghiệm tại vị trí trụ tháp T4 có đường kính D2000, chiều dài L=75m, đáy cọc là lớp bột kết phong hóa mạnh, cọc được thiết kế là cọc chịu ma sát, sức chịu tải theo thiết kế=1500 tấn, tải trọng yêu cầu thí nghiệm=2250 tấn. Hệ phản lực gồm bốn cọc khoan nhồi D2000 nằm trong bệ ở xung quanh cọc thí nghiệm và được thiết kế tương tự cọc thí nghiệm.

 

Abstract:

 

This article introduces the experience and experimental results on pile bearing capacity by static compression method using an anchors system as the counterweight at Nhat Le No2 Bridge Project, Dong Hoi City, Quang Binh Province. This is the first traffic work in Vietnam applying this method on a river. Nhat Le No2 Bridge has two main symmetric spans with cable-stayed structure; 150 m long each span; 98.8 m high A-shaped tower; five SuperT girder spans. The pile testing at the tower T4 has D2000 diameter, 75 m long; the bottom pile is a strongly weathered siltstone layer. It is a friction pile with design load capacity of 1500 tons, requirement experimental load of 2250 tons. Reaction system consists of four D2000 piles applied around the testing pile and they are designed by the similar method of the testing pile.

 

1. MỞ ĐẦU

 

Hiện nay công tác thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải cọc khoan nhồi bằng phương pháp nén tĩnh thực hiện trên sông chủ yếu là dùng phương pháp thí nghiệm Osterberg. Các phương pháp thí nghiệm nén tĩnh khác như phương pháp chất tải thông thường cần phải thiết kế hệ sàn đạo lớn để đỡ hệ tải thí nghiệm, do đó giá thành cao, tiến độ kéo dài, đồng thời có nguy cơ gây mất an toàn lao động, an toàn giao thông đường thủy. Do vậy phương pháp Osterberg là phương pháp thường hay được các Chủ đầu tư lựa chọn để áp dụng cho các công trình trên sông nước ở Việt Nam từ trước đến nay...

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 9 năm 2014