Phân tích các thông số trong kết quả thí nghiệm uốn mỏi bốn điểm đối với vật liệu bê tông nhựa
2014/10/6 10:21 - Nguồn : ThS. Vũ Phương Thảo; PGS. TS. Bùi Xuân Cậy; TS. Nguyễn Quang Tuấn
Tóm tắt:
Thí nghiệm uốn mỏi bốn điểm còn khá mới tại Việt Nam. Kết quả chủ yếu của thí nghiệm được nhiều tác giả nghiên cứu là độ bền mỏi của vật liệu bê tông nhựa. Trong bài bào này, ngoài độ bền mỏi của vật liệu, nhóm tác giả sẽ trình bày, phân tích các thông số, đặc tính khác của vật liệu bê tông nhựa thông qua kết quả thí nghiệm uốn mỏi bốn điểm. Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu là bê tông nhựa 40-50 gia cường sợi thủy tinh. Các thí nghiệm uốn mỏi được thực hiện tại trường Đại học Giao thông Vận tải.
Abstract:
Four-Point Bending Test has been performed recently in Vietnam. The main result from this test, which is analysed by many authors, is the fatigue life of bituminous materials. In this paper, in addition to the fatigue life, the authors present, analyse the other parameters and properties of asphalt mixes, which can be obtained from the data of the Four-Point Bending Test. The material used in this study is a glass fiber reinforced asphalt mixture with bitumen 40-50. The four-point bending tests were performed at the University of Transport and Communications.
I. Đặt vấn đề
Hiện tượng mỏi là một trong các nguyên nhân chính gây ra sự phá hoại mặt đường. Các quy trình của Mỹ, Pháp, Trung Quốc... đều gián tiếp hoặc trực tiếp đưa đặc tính mỏi của vật liệu bê tông nhựa trong tính toán thiết kế kết cấu áo đường. Bản chất hiện tượng mỏi là sự suy giảm độ cứng của vật liệu dưới tác dụng của tải trọng trùng phục. Dưới tác dụng của tải trọng mỏi, các vết nứt vi mô xuất hiện trong vật liệu. Dần dần, các vết nứt phát triển, liên kết và hình thành vết nứt lớn gây suy giảm cường độ, phá hoại mặt đường. Cần lưu ý rằng, biên độ của tải trọng trùng phục trong thí nghiệm mỏi phải nhỏ hơn cường độ phá hủy của vật liệu. Nếu không, thí nghiệm sẽ không còn là mỏi thực sự mà thiên về thí nghiệm phá hủy. Khi đó, vật liệu sẽ bị đứt gãy ngay khi chịu tác dụng tải trọng ở những chu kì đầu tiên.
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 9 năm 2014