Ý kiến của Hội KHKT Cầu đường Việt Nam về Dự thảo Thông tư quy định về tổ chức giao thông trên cầu đường bộ và đặt biển báo hạn chế tải trọng cầu.

2014/11/10 10:36 - Nguồn : Văn phòng Hội

Bởi lẽ trên một tuyến đường sẽ có các cầu tải trọng cao, thấp khác nhau nếu các xe chạy trên tuyến theo tải trọng thấp thì người quản lý đường bộ an tâm (kê cao gối ngủ) còn giới vận tải sẽ bị soi xét nhiều hơn, họ phản ứng mạnh và Bộ GTVT sẽ quản lý thế nào cho phù hợp? và cũng cần xem xét thời điểm ban hành thông tư này, nên tránh vào thời điểm gây nhậy cảm.

 

Thông tư 03/2011/TT-BGTVT quy định tải trọng xe lưu hành là một trong những nước có quy định ở cận cao trên thế giới (theo bảng thống kế 141 quốc gia của WB) và cao hơn Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mỹ…(trên thế giới có khoảng 80% số nước quy định tải trọng xe lưu hành thấp hơn thông tư 03/2011/TT-BGTVT). Nếu tải trọng cao thì thời gian khai thác sẽ ngắn lại, tương quan này chưa được các nghiên cứu làm rõ. Về góc độ kinh tế thì theo thông tư 07/2010/TT-BGTVT là phù hợp, nhưng về như cầu thực trạng vận tải và hạ tầng đường bộ và ý kiến của Hiệp hội vận tải ô tô thì thông tư 03/2011/TT-BGTVT là dung hòa có thể chấp nhận ở một giai đoạn quá độ, khi đưa các phương tiện vận tải đang từng bước đi vào khuôn khổ quản lý theo pháp lý và kỹ thuật.

 

Việc cắm biển tải trọng cầu đã được Bộ GTVT triển khai từ 3 năm nay nhưng đến nay chưa thấy có văn bản tổng kết vì cắm biển phải kiểm định cầu mà kết quả kiểm định có lẽ khác với những tải trọng đag khai thác thực tế và mối quan tâm của giới vận tải. An toàn tương đối cho cầu có xét đến vận tải hay an toàn cho cầu đặt lên hàng đầu là bài toán cần lời giải trước khi ban hành thông tư này.

 

Về nội dung chi tiết cần làm rõ (khai niệm) về người điều khiển giao thông là Cảnh sát GT, Thanh tra GT, đơn vị quản lý đường phải có băng đỏ, cờ, phù hiệu thế nào mới được điều khiển giao thông?

 

Biển hạn chế tải trọng cầu ở một số nước có (Đức và một số nước có luạt pháp nghiêm ngặt quy định), tuy nhiên trong công ước Viên không có loại biển này (hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Công ước Viên) vì vậy các quy định cần phải phù hợp với công ước này, do đó cần xác định ở nước ta có cần chi tiết biển phụ như vậy không? Mặt khác quy trình kiểm định cầu đã đáp ứng được các thông số ghi trên biển chưa? Chế tải ai chịu trách nhiệm khi để gây nên hiệu quả mất an toàn công trình cầu và trị số ghi trên biển thấp gây lãng phí vô hình khi sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?

 

Bộ GTVT xem xét các phương án tổ chức Hội thảo các nhà khoa học, Hiệp Hội Vận tải và các cơ quản quản lý Nhà nước để làm rõ vấn đề.