SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BAO TẢI ĐẤT LÀM MÓNG MẶT ĐƯỜNG

2014/12/19 10:45 - Nguồn : ThS. Nguyễn Thị Loan

Tóm tắt:

 

Ở nước ta, trong các công tác xây dựng, bao tải dứa thường được sử dụng cho kết cấu tạm thời hơn là dùng cho các kết cấu lâu dài. Lý do là vì chúng có xu hướng bị hỏng nhanh chóng khi chịu sự tác động trực tiếp lâu dài của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, theo những chuyên gia nghiên cứu và ứng dụng bao tải đất thì khi sử dụng bao tải đất đúng cách để gia cường cho nền đất yếu thì khả năng chịu tải của nền tăng lên rất ấn tượng đạt tới 10% so với kết cấu bê tông và tuổi thọ được trên 50 năm. Bài báo đưa ra một số kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm sử dụng bao tải dứa làm lớp móng mặt đường giao thông nông thôn.

 

Abstract:

 

In Vietnam, in civil engineering construction, soilbags are normally used for temporary structures rather than for permanent ones, for the reasons that they are rapidly deteriorated under prolonged exposure to sunshine. Neverthless, according to experienced practicioners, in proper uses for soft soil treatment, the bearing capacity of the soft soil increases significantly up to 10% of cement concrete, and lasts for more than 50 years. This paper introduces some results from theoretical research and experiments in using soil bags for pavement bases of rural roads.

 

Đặt vấn đề

 

Công nghệ “Do nou” hay còn gọi “Bao tải đất - soilbag” hoặc “Bao tải cát - sandbag” là công nghệ gia cường vật liệu hạt rời như đất, cát, đá dăm, phế liệu xây dựng như bê tông nhựa tái chế,...bằng cách đưa chúng đựng trong một kết cấu kín dạng túi nhằm làm tăng cường độ chịu nén và sức kháng cắt của vật liệu hạt. Vật liệu vỏ bao được sử dụng thông dụng gồm hai loại vỏ bao PE (polyethylene) và PP (Polypropylene) hay ở Việt Nam còn gọi là bao tải dứa. Trước đây công nghệ này chủ yếu được áp dụng cho các kết cấu tạm thời như làm đê ngăn nước khi mưa lũ, làm các kết cấu phụ trợ cho công tác xây dựng như đường tạm,...Sự hạn chế trong sử dụng này có thể có nhiều lý do, trong đó lý do chính là do sự lão hóa của vỏ bao khi tiếp xúc với tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, từ năm 1997 lại đây việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ gia cường này trong công tác xây dựng khá phong phú.

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 12 năm 2014