HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÀI SẢN ISO 55000 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG TRONG QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
2015/2/9 15:26 - Nguồn : NGUYỄN ĐÌNH THẠO; GS. TS. KIYOSHI KOBAYASHI
Tóm tắt:
Vào tháng 1 năm 2014, Hệ thống tiêu chuẩn ISO về quản lý tài sản (QLTS) ISO 55000 lần đầu tiên được ban hành nhằm đảm bảo thực hiện QLTS theo chu trình PDCA (Plan_Lập kế hoạch - Do_Thực hiện - Check_Kiểm tra - Act_Hành động) để đạt hiệu quả, mục đích và sự cải tiến liên tục trong QLTS. Bài báo này giới thiệu tổng quan về hệ thống tiêu chuẩn ISO 55000, và phân tích định hướng áp dụng trong quản lý kết cấu hạ tầng (KCHT) đường bộ tại Việt Nam.
Summary:
In January 2014, an international process standard for asset management known as ISO55000 was established. ISO55000 is aimed at enabling the asset management “Plan-Do-Check- Action (PDCA)” cycle to function and achieve continual improvement of management. This paper provides an overview of ISO55000 and analysis for application in Vietnam in the field of road infrastructure asset management based on current practices.
I. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA BỘ TIÊU CHUẨN ISO 55000 VÀ LIÊN HỆ TRONG QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Mục đích, cấu trúc bộ Tiêu chuẩn ISO 55000
Bộ Tiêu chuẩn ISO 55000 được ban hành nhằm mục đích giúp cho các tổ chức đạt được mục tiêu đề ra thông qua việc quản lý hiệu quả hệ thống tài sản của mình. Việc áp dụng hệ thống QLTS là cơ sở đảm bảo các mục tiêu của tổ chức có thể đạt được một cách chắc chắn và bền vững.
Tài sản ở đây được định nghĩa là bất cứ thực thể nào có giá trị thực hoặc giá trị tiềm năng đối với một tổ chức. Do vậy có rất nhiều loại tài sản thuộc phạm vi của bộ tiêu chuẩn này: tài sản hữu hình, tài sản vô hình, giá trị tài chính hoặc phi tài chính của tài sản. Các loại tài sản vật lý thường được xét đến là trang thiết bị, máy móc, công trình,... và thuộc phạm trù khác với loại tài sản vô hình như: nhãn hiệu, thương hiệu, sự nổi tiếng, bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng, cơ sở dữ liệu, tài sản số,...
Với định nghĩa về tài sản như trên, đối tượng áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 55000 cũng rất đa dạng từ cấp chính phủ, bộ ngành, các cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp, khối tư nhân liên quan đến các hoạt động về QLTS như: xem xét làm thế nào để nâng cao hiện thực hóa giá trị cho tổ chức từ các tài sản; lập, thực hiện, bảo trì và nâng cấp hệ thống QLTS; lập kế hoạch, thiết kế, thực hiện và rà soát các hoạt động QLTS,...
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 1 + 2 năm 2015