KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
2015/3/26 15:45 - Nguồn : TS. PHÙNG MẠNH TIẾN; ThS. NGUYỄN PHÚC CHÂU; ThS. HỒ VIỆT LONG
Tóm tắt:
Khi thi công cầu treo dây văng, việc điều chỉnh nội lực là một yêu cầu tất yếu nhằm điều chỉnh cao độ các nút neo dây ở vị trí hợp lý hoặc biểu đồ moment uốn dầm chủ hợp lý dưới tác dụng của tải trọng. Công việc điều chỉnh nội lực được thực hiện trong quá trình thi công. Việc điều chỉnh có thể thực hiện một hay nhiều lần. Bài báo tiến hành phân tích và so sánh hiệu quả của điều chỉnh nội lực với các điều kiện ràng buộc khác nhau được thực hiện với sồ lần điều chỉnh khác nhau. Từ đó mong muốn tìm ra số lượng lần thực hiện điều chỉnh nội lực hiệu quả nhất khi thi công cầu treo dây văng ba nhịp 100+220+100m theo phương pháp đúc hẫng cân bằng.
Từ khóa:
Cầu treo dây văng, điều chỉnh nội lực, phương pháp đúc hẫng, số lần căng điều chỉnh
Abstract:
For cable-stayed bridge, the internal force adjustment is an indispensable requirement to adjust the elevation of anchor nodes in a reasonable position or main girder bending moment diagrams all reasonable under the effect of loads. The internal force adjustment is performed during the construction process. The adjustment can be carried out by one time or many times. The aim of this article is to analyse and compare the effectiveness of force adjustment with various related conditions and by various times. So that, the designer should give out the most effective force adjutment times for the cable stayed bridge with 3 spans, 100+220+100m constructed by balance cantilever method.
Keywords:
cable-stayed bridge, adjustment of internal forces, cantilever method, times of adjustment
1. PHẦN MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, các công trình cầu dây văng ngày càng trở nên phổ biến. Các công nghệ cáp dây văng được ứng dụng ở Việt Nam chủ yếu gồm hai loại: bó các sợi song song “Parallel Wire System” sử dụng chủ yếu công nghệ của Nhật Bản ví dụ như cầu Bính (Hải Phòng), cầu Nhật Tân (Hà Nội), cầu Cần Thơ và bó các tao song song “Parallel Strands System” ví dụ cầu Rạch Miễu (Bến Tre), cầu Kiền (Hải Phòng, cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh). Các bó cáp PWS được chế tạo sẵn trong nhà máy theo chiều dài thiết kế, sau đó vận chuyển ra công trường và tiến hành lắp đặt bằng hệ cẩu kết hợp với kích căng kéo có năng lực lớn. Các bó cáp PSS thì ngược lại, được lắp đặt và căng kéo từng sợi một. Lực căng trong các sợi sẽ được điều chỉnh dần dần trong quá trình căng kéo để đảm bảo sau khi kết thúc quá trình căng kéo thì lực căng cuối cùng của cả bó đồng nhất và tiệm cận với lực căng thiết kế. Quá trình này có thể được tính toán và thực hiện tự động hoặc bán tự động và gọi là “isotensioning”...
Nguồn:
TS. PHÙNG MẠNH TIẾN - Khoa Cầu Đường, Trường Đại Học Xây Dựng Miền Trung, Phú Yên
ThS. NGUYỄN PHÚC CHÂU - Công ty TNHH MTV Công trình giao thông công chánh
ThS. HỒ VIỆT LONG - BM Cầu hầm, Trường Đai Học Giao Thông Vận Tải, Cơ sở II
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 3 năm 2015