ĐÁNH GIÁ ĐỘ NHÁM MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA CÓ SỬ DỤNG LỚP PHỦ TL-2000 TRONG ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC THỰC TẾ
2015/3/26 16:28 - Nguồn : TS. HỒ ANH CƯƠNG; TS. VŨ NGỌC TRỤ; ThS. NGUYỄN DUY THẮNG
Tóm tắt:
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm về độ nhám vĩ mô và vi mô của mặt đường bê tông nhựa được phủ lớp TL-2000 tại QL5 và QL38. Quá trình triển khai ở thực địa cho thấy TL-2000 có thể dễ dàng thi công bằng phương pháp thủ công, thời gian thông xe khoảng 90 phút sau khi tưới vật liệu. Kết quả theo dõi một số đặc tính khai thác của mặt đường sau khi phủ lớp TL2000 trong thời gian 90 ngày cho thấy: độ nhám vĩ mô mặt đường không bị suy giảm đáng kể, độ nhám vi mô vẫn đảm bảo điều kiện an toàn xe chạy.
Từ khóa: Bê tông nhựa, TL-2000,bảo trì, độ nhám.
Abstract:
This paper investigates initial experimental results of skid resistance (macrotexture and microtexture) of asphalt concrete pavement covered with TL-2000 at the NH5 and NH38.Process implemented on site shows that the TL-2000 can be easily applied by the manual method, the traffic is opened in about 90 minutes after watering material. The monitoring during 90 days presents: The macro roughness was not significantly impaired, and the micro roughness still maintains the safety driving conditions.
Key words: Asphalt concrete, TL-2000, maintenance, skid resistance, roughness.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Bảo trì mặt đường là công tác rất quan trọng để duy trì hệ thống đường bộ ở tình trạng tốt, khắc phục các hư hỏng gây ra trong quá trình khai thác nhằm kéo dài tuổi thọ của đường.
Trên thế giới, nhiều công nghệ lớp phủ bảo trì mặt đường bê tông nhựa (BTN) đã được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả cao về cả kinh tế và kỹ thuật trong đó có công nghệ lớp phủ bằng vật liệu TL- 2000. Lớp phủ nàycó một số tính năng như: Giảm thấm nước [1], tăng hệ số ma sát, hệ số chống trượt và đảm bảo độ nhám [2], trẻ hóa mặt đường BTN [3,4], chống tia UV tốt [5]. Tại Việt Nam, TL- 2000 đã được áp dụng thí điểm ở một số công trình: đường dẫn lên cầu Nguyễn Văn Trỗi, đường 2/9 (Đà Nẵng, 2010), cầu Cần Thơ (2010), QL1A đoạn Hà Nội - Lạng Sơn (2011) [6]. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chỉ đề cập đến một số vấn đề như thấm nước, vá ô gà,... mà chưa xét đến các yếu tố khai thác.
Vì vậy, bài báo này trình bày một số kết quả nghiên cứu về độ nhám vĩ mô, vi mô của mặt đường bê tông nhựa phủ lớp vật liệu TL- 2000 cũng như sự hao mòn của lớp phủ này trong điều kiện thực tế tại QL5 và QL38.
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 3 năm 2015