MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU VỀ ĐẶC TÍNH TỪ BIẾN CỦA MẪU HỖN HỢP ATB VÀ MẪU HAI LỚP ATB - BÊ TÔNG ASPHALT

2015/4/27 9:13 - Nguồn : PGS.TS TRẦN THỊ KIM ĐĂNG, THS. TRẦN DANH HỢI

Tóm tắt:

 

Bài báo giới thiệu một số kết quả nghiên cứu ban đầu về đặc tính từ biến của mẫu hỗn hợp ATB và mẫu hỗn hợp hai lớp ATB + AC sử dụng thí nghiệm từ biến tĩnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc tính biến dạng không hồi phục theo thời gian của mẫu asphalt 2 lớp đối với mẫu 2 lớp ATB 25 nhỏ hơn so với mẫu 1 lớp ATB 25 đặt dưới lớp BTNC 19. Qua đó có thể thấy khả năng lớp ATB sẽ có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển biến dạng không phục hồi của lớp bê tông asphalt phía trên.

 

Abstract:

 

The paper introduces some initial results of static creep test on ATB specimen and two-layer ATB25 + AC19 specimen. The results show total deformation of full- ATB specimen is smaller than ATB – AC19 one. Based on the initial testing results, it can be possible for the effect of ATB layer on rheology of upper asphalt concrete layer.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Trong những năm gần đây, hiện tượng hằn lún vệt bánh xe của các kết cấu mặt đường asphalt trên trục đường bộ chính là vấn đề nóng đối với ngành giao thông vận tải. Các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông đường bộ đang tích cực nghiên cứu đề xuất các giải pháp khắc phục hiện tượng này. Bên cạnh các giải pháp cải thiện bản thân lớp hỗn hợp bê tông asphalt, các giải pháp về kết cấu áo đường cũng được quan tâm xem xét. Lớp móng gia cố nói chung và gia cố nhựa đường nói riêng được biết đến là giải pháp tăng cường độ chung của kết cấu áo đường. Theo lời giải lý thuyết hệ đàn hồi nhiều lớp áp dụng cho kết cấu áo đường mềm, độ cứng lớn hơn của lớp móng trên hiển nhiên là có thể giảm được ứng suất kéo xuất hiện dưới đáy của lớp mặt bê tông asphalt và giảm được ứng suất cắt xuất hiện trong lớp mặt bê tông asphalt, làm cho kết cấu áo đường bền hơn. Nhưng với lý thuyết hệ đàn hồi nhiều lớp thì không thể đánh giá được tính chất từ biến của hỗn hợp asphalt, trong khi lún vệt bánh trong thực tế có thể bao gồm cả hai thành phần này, một thành phần là biến dạng tích lũy do đặc tính đàn – nhớt của hỗn hợp, và một thành phần chính là biến dạng trượt – trồi do ứng suất cắt. Móng đá dăm gia cố nhựa (ATB) đã được áp dụng trước đây trên một số đoạn tuyến của quốc lộ 1, và cũng đã chứng tỏ được ưu thế về độ bền...

 

Nguồn:

 

PGS.TS TRẦN THỊ KIM ĐĂNG

 

THS. TRẦN DANH HỢI

 

Trường Đại học Giao thông Vận tải

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 4 năm 2015