Quản lý giấy phép lái xe được đổi mới, từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý
2015/11/23 10:11 - Nguồn : Nguyễn Hiếu
Sau 2 năm triển khai công tác kiểm soát tải trọng phương tiện, cùng với sự vào cuộc tích cực và phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành, địa phương; trong đó Tổng cục ĐBVN -Bộ GTVT, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an có vai trò quan trọng; công tác kiểm soát tải trọng phương tiện đã đạt được những bước tiến triển rất tích cực. Trên phạm vi toàn quốc, số xe chở quá tải trọng, đặc biệt là số xe quá tải trên 100% đã giảm nhiều, cụ thể tổng số xe quá tải đã giảm khoảng 85%; trong số 15% số xe vẫn còn vi phạm quá tải trọng phương tiện, phần lớn là vi phạm quá tải dưới 30% và hoạt động trong phạm vi nhỏ (hoạt động trong khu vực quanh vùng các công trình, mỏ vật liệu, khu kinh tế...).
Phóng viên: Ông có thể cho bạn đọc của Tổng cục ĐBVN biết hướng khắc phục trong thời gian tới của TCĐB để có thể làm giảm thiếu tối đa tình trạng này?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Để giải quyết triệt để tình trạng xe quá tải, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Tổng cục ĐBVN phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Công an xây dựng kế hoạch cao điểm triển khai công tác kiểm kiểm soát tải trọng phương tiện trong 2 tháng cuối năm 2015, trong đó có phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể của các đơn vị trong việc phối hợp triển khai; ngoài việc triển khai đợt cao điểm nêu trên, Tổng cục ĐBVN tiếp tục triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe, cụ thể như sau:
Tiếp tục chỉ đạo các Sở GTVT và các Cục QLĐB tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về xếp hàng lên xe ô tô và chở hàng quá tải trọng cho phép tại các đầu mối xếp hàng; đồng thời, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về thay đổi kích thước thùng xe.
• Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đôn đốc, giám sát việc thực hiện cam kết không xếp hàng quá tải lên xe ô tô và chở hàng quá tải trọng cho phép.
• Xử lý trách nhiệm của Nhà đầu tư, Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, Tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công trong việc kiểm soát tải trọng phương tiện trong phạm vi Dự án công trình.
• Đôn đốc, giám sát và phối hợp với các nhà đầu tư BOT đã lắp đặt hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe, yêu cầu các nhà đầu tư phải đưa bộ cân vào hoạt động từ ngày 01/01/2016 để xử phạt các xe vi phạm.
• Phối hợp với Cục CSGT thống nhất, chỉ đạo việc trao đổi thông tin, số liệu về công tác kiểm soát tải trọng xe giữa hai lực lượng CSGT và TTGT.
Phóng viên: Hiện nay trong xã hội còn nhiều dư luận về việc cấp giấy phép lái xe (GPLX). Ông giải thích gì về nguồn dư luận này và Tổng cục ĐBVN đã có những biện pháp gì đề việc cấp GPLX đi đúng quỹ đạo?
Ông Nguyễn Văn Quyền: Có thể nói, công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, được dư luận đồng tình ủng hộ với những giải pháp quyết liệt của Bộ GTVT. Cùng với việc chú trọng và xây dựng hệ thống tổ chức, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý; hoàn thiện thể chế, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn; nội dung, chương trình đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, thực hiện cải cách hành chính, Bộ GTVT đã đặc biệt chú trọng công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất để điều chỉnh, xử lý kịp thời các vi phạm; chống các biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, đưa các văn bản quy phạm pháp luật đi vào cuộc sống nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX.
Quá trình thực hiện, Tổng cục ĐBVN đã xây dựng để Bộ GTVT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2012/TT- BGTVT ngày 07/11/2012 và thay thế bằng Thông tư số 58/2015/TT- BGTVT ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Nội dung, chương trình đào tạo được đổi mới, phù hợp sự phát triển của khoa học công nghệ; công tác sát hạch được hiện đại hóa, sử dụng thiết bị chấm điểm tự động, không có sự can thiệp của con người vào kết quả sát hạch. Việc thực hiện được công khai, chịu sự giám sát của người học, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và toàn xã hội. Quản lý giấy phép lái xe được đổi mới với hệ cơ sở dữ liệu thống nhất toàn quốc đang từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu quản lý và đẩy mạnh cải cách hành chính.
Từ năm 2012, Tổng cục ĐBVN đã tổ chức triển khai thực hiện trong toàn quốc Đề án nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp GPLX, tập huấn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, định kỳ tập huấn sát hạch viên; thực hiện dự án đầu tư chế tạo và lắp đặt thử nghiệm thiết bị sát hạch lái xe ô tô trên đường và thiết bị sát hạch lái xe mô tô hạng A2 trong hình, nhằm công khai minh bạch hóa quá trình sát hạch.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo chủ trương của Chính phủ, sau thời gian thí điểm tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam, năm 20115 cả nước đang triển khai đổi GPLX cấp độ 3 bằng việc khai báo trên mạng.
Việt Nam đã gia nhập Công ước Viên 1968 về biển báo, tín hiệu giao thông đường bộ và GPLX cơ giới đường bộ. Sau thời gian chuẩn bị tích cực, từ ngày 03/11/2015, Tổng cục ĐBVN đã chính thức cấp GPLX Quốc tế; GPLX Quốc tế có giá trị sử dụng tại 85 quốc gia đã tham gia Công ước viên 1968, đánh dấu bước hội nhập quan trọng về GPLX của Việt Nam với thế giới.
Phóng viên: Xin trân trọng cám ơn Phó Tổng cục trưởng!