VỀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ KẾT CẤU ÁO ĐƯỜNG MỀM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA THIẾT KẾ ĐẾN VIỆC THỜI GIAN GẦN ĐÂY Ở NƯỚC TA MẶT ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA BỊ HƯ HỎNG SỚM DO HẰN LÚN VỆT BÁNH XE
2015/12/31 9:58 - Nguồn : GS.TS. DƯƠNG HỌC HẢI; TS. NGUYỄN QUANG PHÚC
1. Trong khi nhiều dự án vốn áp dụng các tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) đề cập ở [5] để thiết kế và dùng nhựa 60/70 làm mặt đường bê tông nhựa (BTN) vẫn đưa vào khai thác bình thường (kể cả những tháng nóng nhất trong năm 2015 vừa qua) thì trên một số đoạn khác (thường tập trung vào một số công ty) lại xảy ra hiện tượng kết cấu áo đường mềm bị hư hỏng tầng mặt BTN dưới dạng vệt hằn lún kèm theo BTN bị đẩy trồi sang hai bên ngay trong năm đầu đưa vào sử dụng, thậm chí bị hư hỏng ngay trong tuần đầu tiên cho thông xe. Có công ty đã phải cào bóc BTN mới làm với khối lượng lớn để làm lại, làm lại 2-3 lần vẫn bị hỏng. Trước tình hình đó có một vấn đề đặt ra: Việc xảy ra những hư hỏng sớm như vậy có liên quan gì đến các phương pháp thiết kế áo đường mềm đang sử dụng ở Việt Nam ta hay không, hỏng sớm như vậy có phải do phương pháp thiết kế kết cấu áo đường mềm hiện nay là chưa thích hợp không? Cũng do vậy Ban tổ chức hội thảo chỉ định chúng tôi viết một báo cáo chuyên đề về vấn đề này để trình bày ở Hội thảo khoa học do Hội Cầu đường Việt Nam tổ chức sắp tới.
NGUỒN:
GS. TS. DƯƠNG HỌC HẢI - Trường Đại học Xây dựng
TS. NGUYỄN QUANG PHÚC - Trường Đại học Giao thông vận tải
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 12 năm 2015