Mỗi năm cần 7 tỷ USD để phát triển hạ tầng giao thông

2016/1/25 9:48

- Đâu là giải pháp để huy động nguồn vốn lớn như vậy, thưa đồng chí?

 

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Đông: Mỗi năm phải huy động khoảng 7 tỷ USD là thách thức lớn. Nếu chỉ trông chờ vào ngân sách nhà nước sẽ rất khó khăn. Chúng ta phải khẩn trương xây dựng cơ chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật để huy động đa nguồn lực. Việc xây dựng cơ chế huy động khối tư nhân tham gia đầu tư phát triển hạ tầng giao thông là yêu cầu cấp thiết.

 

Thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, đoạn qua hồ Hoàng Cầu. Ảnh: Khánh Huy

 

- Hạ tầng giao thông, nhất là những dự án lớn có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai đất nước. Đồng chí có thể cho biết tiến độ xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành?

 

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Đông: Để bảo đảm tiến độ xây dựng sân bay Long Thành, chúng ta phải cố gắng rất nhiều. Trước hết là tích cực sắp xếp nguồn vốn. Đây là việc rất quan trọng trong giai đoạn lập dự án khả thi. Mục tiêu quan trọng của giai đoạn này là chứng minh nguồn vốn để thực hiện dự án. Chúng ta phải kết hợp giữa nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác; phải tiếp cận với các tổ chức song phương, đa phương để vay vốn. Ngoài ra, để khởi công công trình thì khâu quan trọng khác là phải triển khai giải phóng mặt bằng. Hiện nay, tỉnh Đồng Nai đang báo cáo cấp có thẩm quyền để tách dự án giải phóng mặt bằng, lập và triển khai trước nhằm bảo đảm tiến độ.

 

- Tại Hà Nội, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vẫn chậm, nguyên nhân vì sao, thưa đồng chí?

 

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Đông: Đây là hợp đồng theo phương thức tổng thầu, thực hiện từ thiết kế, xây dựng đến lắp đặt. Trách nhiệm của tổng thầu đã được quy định rõ, nhưng có nhiều yếu tố tác động dẫn đến tiến độ chậm... Nguyên nhân đa chiều, có trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện.

 

- Có ý kiến cho rằng, nhiều dự án hạ tầng giao thông chậm do chủ đầu tư phải "chạy theo" nhà thầu. Quan điểm của đồng chí về vấn đề này?

 

- Đồng chí Nguyễn Ngọc Đông: Tất cả hợp đồng quy định trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan. Nhưng thực tế, quá trình thực thi trách nhiệm của các bên có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Hợp đồng ràng buộc trách nhiệm nhưng không phải tất cả đều được giải quyết qua điều khoản đã ký kết. Ví dụ công tác thiết kế thì phải vào khoan địa chất, nhưng lại vướng giải phóng mặt bằng chậm hoặc kinh phí vượt lên thì phải ngồi đàm phán... Từ những vấn đề như vậy, chúng ta phải rút ra bài học để không xảy ra trong những dự án khác. 

 

Xin cảm ơn đồng chí!

 

Theo hanoimoi