CÔNG NGHỆ ĐẶT RAY HÀN LIÊN KẾT TRỰC TIẾP TRÊN DẦM HỘP BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC TẠI DỰ ÁN NÂNG CAO AN TOÀN CẦU ĐƯỜNG SẮT TRÊN TUYẾN HÀ NỘI - TP. HỒ CHÍ MINH
2017/1/19 9:29 - Nguồn : Phạm Tuấn
Dự án có tổng mức đầu tư là 37,153 tỷ Yên Nhật và 1.054 tỷ đồng (tương đương 9.284 tỷ đồng) với quy mô bao gồm khôi phục 44 cầu đường sắt; nâng cấp, cải tạo, làm mới 22 đường ngang; nâng cấp, cải tạo, làm mới 15 đường chui dưới cầu; xây mới 02 cầu vượt tại phía Nam ga Ninh Bình và phía Nam cầu Đò Lèn; xây dựng mới ga Ninh Bình; mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ duy tu, bảo dưỡng cầu, đường sắt. Mục tiêu đầu tư của dự án là nâng cao an toàn chạy tàu của ngành đường sắt trong quá trình vận hành, khai thác; nâng cao an toàn cho các hoạt động giao thông khác và dân sinh hai bên đường sắt trong phạm vi dự án; rút ngắn hành trình các đoàn tàu trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh.
Trong dự án có sử dụng nhiều công nghệ mới, lần đầu tiên áp dụng trên các tuyến đường sắt của Việt Nam như ray hàn liền liên kết trực tiếp trên dầm thép; cầu đường sắt bê tông cốt thép dự ứng lực thi công bằng công nghệ đúc hẫng, có ray liên kết với dầm bê tông bằng hệ thống liên kết đặc biệt, không dùng đá balát giúp tàu chạy êm thuận; đường dẫn hai đầu cầu một số đoạn được xử lý nền đất yếu bằng phương pháp cọc xi măng trộn sâu CDM- LODIC theo công nghệ Nhật Bản. Tuy nhiên, nổi bật nhất là công nghệ đặt ray hàn liền trên cầu bê tông cốt thép dự ứng lực không dùng đá balát được áp dụng tại hai cầu Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) và cầu Sông Bồ (tỉnh Thừa Thiên Huế). Đây là thiết kế mới lần đầu tiên được áp dụng trong ngành đường sắt thay vì sử dụng kết cấu nhịp dầm giàn thép truyền thống và dầm bê tông sử dụng máng đá balát...
NGUỒN: Phạm Tuấn
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 1 + 2 Năm 2017