HỘI THẢO KHOA HỌC VỀ: Tạo cáp dự ứng lực bọc Epoxy từng sợi đơn (SC), neo đất vĩnh cửu loại phân tán tải trọng (KTB), dầm phức hợp bê tông dự ứng lực - thép (SPC).

2017/4/23 12:7 - Nguồn : TB

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam Ngô Thịnh Đức và Tổng giám đốc điều hành Công ty Kurosawa (Nhật Bản) Ông Shiro Kurosawa đã chủ trì Hội thảo khoa học.

 

 

Toàn cảnh Hội thảo

 

Hội thảo có sự tham dự của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và quản lý nhằm trao đổi các nội dung liên quan đến công tác nghiên cứu, khả năng ứng dụng các sản phẩm tao cáp dự ứng lực bọc Epoxy từng sợi đơn, neo trong đất vĩnh cửu loại phân tán tải trọng và dầm phức hợp bê tông dự ứng lực – thép trên thế giới, tại Nhật Bản cũng như ở Việt Nam.

 

Hội thảo được tổ chức 1 phiên với 3 báo cáo do các chuyên gia của Nhật Bản trình bày và các ý kiến trao đổi tại chỗ. Hội thảo là diễn đàn khoa học hữu ích để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới, vật liệu mới vào lĩnh vực giao thông vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực cầu và neo trong đất, góp phần nâng cao chất lượng, tuổi thọ và mỹ quan công trình.

 

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông phát biểu tại Hội thảo

 

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh việc tổ chức Hội thảo là rất thiết thực, góp phần giúp cho các cơ quan quản lý, chuyên gia, nhà khoa học, các đơn vị tư vấn trong và ngoài ngành tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi về công nghệ thép của Nhật Bản ứng dụng trong xây dựng kết cấu, phòng chống sụt trượt tại Việt Nam.

 

Thay mặt Bộ GTVT, Thứ trưởng ghi nhận, đánh giá cao KHKT Cầu đường Việt Nam, Vụ Khoa học công nghệ và Công ty Kurosawa (Nhật Bản) đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo hết sức ý nghĩa này. Thứ trưởng cho rằng các ý kiến đóng góp tại Hội thảo này sẽ là một trong các nguồn thông tin tham khảo quan trọng giúp Bộ GTVT trong việc xem xét, định hướng triển khai ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong thời gian tới vào công tác đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Việc sử dụng các kết cấu hợp lý tạo các công trình giao thông trong thời gian tới là rất quan trọng, ngoài việc mang lại hiệu quả kinh tế, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật còn đóng vai trọng quyết định cho sự thành công của dự án.

 

“Với trách nhiệm quản lý nhà nước ngành GTVT, Bộ GTVT cam kết sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp, hỗ trợ cho các tổ chức, đơn vị trong công tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam” - Thứ trưởng nhấn mạnh.

 

Thứ trưởng mong Hội KHKT Cầu đường Việt Nam, Công ty Kurosawa (Nhật Bản), các Hội, các trường đại học trong và ngoài nước, các công ty và các chuyên gia tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các cơ quan của Bộ GTVT trong công tác nghiên cứu các công nghệ mới, thường xuyên trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tình hình ứng dụng kết cấu mới, các giải pháp công nghệ mới trong công tác thiết kế, chế tạo, thi công… để ứng dụng hiệu quả hơn nữa trong ngành GTVT.

 

Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam Ngô Thịnh Đức phát biểu tại Hội thảo

 

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Ngô Thịnh Đức, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT - Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam cho biết, trong những năm vừa qua, ngành GTVT Việt nam đã có những tiến bộ không ngừng ở lĩnh vực xây dựng các công trình, trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông nói chung và lĩnh vực xây dựng cầu đường nói riêng ngành GTVT đã liên tục ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới và đạt được nhưng kết quả đáng kể. Hàng loạt các công trình cầu đường được xây dựng vừa qua được đi vào khai thác sử dụng đã chứng minh ngành cầu đường Việt Nam đang từng bước phát triển. Đã liên tục phát huy tinh thần “Đi trước mở đường”, áp dụng các tiến bộ KHCN vào những công trình cầu đường; góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ngành và đất nước.

 

Theo ông Ngô Thịnh Đức, đây là một hội thảo có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giới thiệu, tiếp cận, chuyển giao các công nghệ, vật liệu và kết cấu mới tiên tiên của Nhật Bản và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ thiết kế, thi công xây dựng công trình giao thông ở Việt Nam trước mắt và lâu dài. Là cơ hội cho các cán bộ kỹ thuật, chuyên gia xây dựng cầu đường và các cơ quan, doanh nghiệp xây dựng giao thông Việt Nam tiếp thu công nghệ mới. Ông Ngô Thịnh Đức đánh giá, những kỹ thuật này là rất hiện đại. Việc áp dụng những công nghệ này vào các công trình xây dựng hạ tầng ở Việt Nam là rất khả thi và là xu hướng trong thời gian tới.

 

Toàn cảnh Hội thảo

 

Tại hội thảo, đại biểu đã được nghe nhiều ý kiến thảo luận xoay quanh việc ứng dụng công nghệ và vật liệu mới trong xây dựng công trình giao thông ở các địa phương trong khu vực, các bài báo cáo do các chuyên gia đến từ Nhật Bản trình bày đặc biệt, Hội thảo được nghe đại diện Công ty Xây dựng Kurosawa (Nhật Bản) giới thiệu quá trình phát triển, các kỹ thuật công nghệ chính, đặc biệt là Cáp dự ứng lực bọc Epoxy từng sợi đơn (SC), Neo đất vĩnh cửu loại phân tán tải trọng (KTB), Dầm kết cấu phức hợp bê tông dự ứng lực thép (SPC).

 

Bên cạnh mục tiêu trao đổi thông tin, Hội thảo khoa học “Tạo cáp dự ứng lực bọc Epoxy từng sợi đơn, neo đất vĩnh cửu loại phân tán tải trọng, dầm phức hợp bê tông dự ứng lực – thép” là diễn đàn khoa học hữu ích để chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng các sản phẩm công nghệ mới, vật liệu mới vào lĩnh vực giao thông vận tải, đồng thời cũng làm rõ các thách thức, yêu cầu và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuổi thọ của các vật liệu cáp dự ứng lực, vật liệu neo trong đất cũng như phạm vi và khả năng ứng dụng kết cấu dầm phức hợp bê tông dự ứng lực - thép trong các dự án xây dựng công trình giao thông.

 

Một số hình ảnh tại Hội thảo: