Lên biên giới Việt Lào qua các Quốc lộ 46 và 48
2013/9/19 16:51
Quốc lộ 46 cửa lò - Đô lương
Quốc lộ dài 82 km, nằm trong địa phận tỉnh Nghệ An. Điểm đầu quốc lộ là cảng Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò, điểm cuối giao cắt Quốc lộ 15, hay còn gọi là đường Hồ Chí Minh tại thị trấn Đô Lương tỉnh Nghệ An. Quốc lộ 46 qua các địa danh:
Cảng cửa lò: là Cảng biển nước sâu, một bộ phận của cụm cảng Nghệ An. Cảng biển này ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc, Đây là một cảng tổng hợp, cảng container, và là cảng đầu mối của nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ. Cảng có chiều dài bến là 3.020 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT - 50.000 DWT. Đường vào cảng dân cư đông đúc nơi nổi tiếng với chợ điện tử cũ với nhiều loại hàng như: Tivi tủ lạnh, radio caset, nôi, bếp, điện thoại…
Thị xã cửa lò: Cửa Lò là một thị xã là đô thị loại 3
Cửa Lò nổi tiếng với bãi biển, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất với bãi biển thoải dài, nước biển trong xanh và mát lạnh, ít có sóng cồn như bãi biển Sầm Sơn, Thanh Hóa. Hệ thống dịch vụ thuận tiện với nhiều nhà nghỉ, khách sạn hạng sang và vừa. Giá đồ ăn uống hợp lý, không có chèo kéo, chặt chém như Sầm Sơn.
Từ Cửa Lò, Quốc lộ 46A chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam qua huyện Nghi Lộc qua sân bay Vinh nhập vào đường... vốn là Quốc lộ 1A cũ xuyên tâm qua thành phố.
Sân bay Vinh cách quốc lộ 46 gần 100m và giao với điểm đầu đại lộ 3-2 thành phố Vinh. Sân bay có các tuyến đường bay đi thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Buôn Ma Thuột, Pleiku.
Sân bay có một đường cất hạ cánh cho các loại máy bay A320, Boeing 747. Nhà ga hành khách rộng đẹp với công suất 2,5 triệu khách/năm. Sân bay Vinh vốn là sân bay quân sự, được nâng cấp và khai thác đường bay dân dụng vào năm 1996. Năm 2001, nâng cấp đường hạ cất cánh để khai thác máy bay thân lớn. Tham gia thiết kế thi công có các công ty: Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không, xây dựng công trình hàng không, xây dựng công trình giao thông 116 và 134
Sân bay này do Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (NAA), Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam, quản lý.
Từ sân bay theo đại lộ 3-2 đến trung tâm thành phố Vinh. Từ thành phố Vinh có 25 phường xã, không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Nghệ An và đã được quy hoạch để trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ, thành phố Vinh là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.
Là vùng đất có núi bao bọc lại nằm cạnh biển Đông, Vinh có một vị trí đặc biệt, nên từ các thời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần, Trịnh Nguyễn phân tranh, thời vua Quang Trung đến nhà Nguyễn đều chú ý đến Vinh và đã cử các tướng tài vào đây trấn giữ. Đã có thời trở thành Trung Đô (Phượng hoàng trung đô).
Thời thuộc Pháp nơi này đã là thành phố và là trung tâm công nghiệp và thương mại ở phía bắc miền Trung.
Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ cả về đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không, Nghệ An nói chung mà đặc biệt là thành phố Vinh được hưởng lợi hệ thống giao thông đối ngoại rất thuận tiện với các tuyến Quốc lộ 1A, theo trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Như các Quốc lộ 1A, 7, 8, 46, 48, 15 - Đường Hồ Chí Minh đã đưa thành phố Vinh trở thành đô thị hạt nhân của cả vùng, trong nhiều năm qua cơ cấu kinh tế thành phố Vinh chuyển dịch tích cực và đúng hướng, trong đó tốc độ phát triển công nghiệp khá nhanh tập trung chủ yếu là công nghiệp sạch. Tạo tiền đề phát triển nhiều ngành công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ với các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thuỷ hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy... Hiện nay, trên địa bàn thành phố Vinh có 7 khu công nghiệp và một số cụm công nghiệp lớn.
Qua trung tâm thành phố, Quốc lộ 46A gần như chạy theo hướng Đông - Tây qua huyện: Hưng Nguyên. Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng. Hưng Nguyên từng là lỵ sở của đạo Nghệ An qua các triều đại Trần - Lê - Nguyễn suốt gần 300 năm. Không những thế, Hưng Nguyên còn là quê hương của nhiều nhà yêu nước khác như Đinh Bạt Tụy, Nguyễn Trường Tộ, Lê Hồng Phong, Phạm Hồng Thái... và là vùng đất có nhiều di tích lịch sử - văn hóa tâm linh như đền Hoàng Mười, đền Vua Lê, đền Thanh Liệt, chùa Hến,... Thị trấn Hưng Nguyên, vốn có tên là Thái Lão ngày xưa, cách Vinh khoảng 5 km, là một trong những nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Xô-Viết Nghệ Tĩnh vào nhưng năm 1930, Trên trục đường này đi tiếp chừng 15 km là thị trấn Nam Đàn, Thị trấn nằm ven bờ sông Lam. Nam Đàn có núi cao sông sâu nên từ thời xa xưa đến thời nay đều xuất hiện nhiều người văn võ kiêm toàn. Huyện Nam Đàn là quê hương của các danh nhân Việt Nam như Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh. Nam Đàn cũng là quê hương của 38 vị đại khoa Việt Nam như: Đình nguyên, Thám hoa Nguyễn Đức Đạt; Thám hoa Nguyễn Văn Giao, Đình nguyên Tiến sĩ Vương Hữu Phu (khoa Canh Tuất - 1910)... Cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc. Những người nổi tiếng ngày nay có tới có tới trên 30 người tài giữ các chức vụ quan trọng từ quốc hội cho đến các bộ ngành, các viện, trường đại học danh tiếng ở Việt Nam: điển hình là nhà khoa học Tạ Quang Bửu, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Trên đường 46 cách thị trấn Nam Đàn chừng 3km, có đường rẽ vào Khu di tích lịch sử Kim Liên đặt tại Làng Kim Liên. Làng có tên Nôm gọi là làng Sen, quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Làng nằm ở gần núi Chung, cách núi Đại Huệ khoảng 3 km. Đây là khu di tích tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, gắn liền với nơi sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống những năm 1901 - 1906. Quốc lộ 46 giao cắt với Quốc lộ 15 tại khu vực Rú Đại gần nghĩa trang liệt sĩ xã Văn Diên, trục đường tiếp tục đi lên theo hướng Tây Bắc, men theo thượng nguồn sông Lam.
Đến thị trấn Đô Lương quốc lộ 46 giao nhau với Quốc lộ 7, Quốc lộ 15 và kết thúc tại đây. Đô Lương là vùng bán sơn địa, sản phẩm chính là cây lúa, cây màu chủ yếu là khoai sọ. Song Đô Lương cũng là vùng đất văn hoá, nổi tiếng hiếu học. Từ lâu người dân Đô Lương đã thể hiện sự khát vọng vươn tới và thích học hành, đỗ đạt khoa bảng, với triết lý: “Học để biết, biết để làm người”.
Quốc lộ 48 - Diễn châu Đến Quỳ hợp
Quốc lộ 48 hay còn gọi là Quốc lộ 48A, nằm hoàn toàn trong tỉnh Nghệ An. Điểm đầu tuyến là ngã ba Yên Lý, trên tuyến Quốc lộ 1A, thuộc xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu. Điểm cuối tuyến là cửa khẩu Thông Thụ thuộc xã Thông Thụ, huyện Quế Phong. Toàn tuyến dài 165 km, theo hướng Tây Bắc đi qua một số địa danh nổi tiếng như:
Diễn châu: Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, là huyện có truyền thống lịch sử văn hoá. Tên gọi Diễn Châu ra đời năm Trinh Quán thứ nhất (năm 627) đời Đường Thái Tông. Trải qua gần 14 thế kỷ đấu tranh để tồn tại và xây dựng, Diễn Châu nổi tiếng là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”. Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, nhưng nhân dân Diễn Châu giàu kinh nghiệm trong sáng tạo đất và thâm canh nên nông nghiệp Diễn Châu vẫn tươi tốt. Người ta thường gọi Diễn Châu là viên ngọc của du lịch Nghệ An. Trong số 8 cảnh đẹp của Nghệ An thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu, đó là: Dấu thiêng núi Mộ Dạ, Gò rồng Cao Xá, Trăng thu trên sông Bùng, Cánh buồm về cửa Bích, Thành đá phủ Diễn Châu.
Qua Diễn châu là thị xã Thái hòa. Thị xã Thái Hòa được thành lập vào năm 2007 trên cơ sở tách thị trấn Thái Hòa và 7 xã thuộc huyện Nghĩa Đàn. Thái Hòa xưa kia là thủ phủ của Phủ Quỳ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Là địa phương nổi tiếng về tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn. Thái Hòa lâu nay được biết đến bởi nhiều sản phẩm từ cây công nghiệp như chè, cao su, cà phê Phủ Quỳ, cam Thái Hòa...
Quốc lộ 48a qua Sông hiếu là đến huyện nghĩa Đàn. Nghĩa Đàn là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh chừng 95 km. Nơi đây cũng là nơi sinh sốngi của người Việt cổ, là vùng có vị trí kinh tế và quốc phòng quan trọng, đất đai màu mỡ, khí hậu tốt tươi, giao thương thuận lợi. Các thế hệ cộng đồng người Thanh, người Thái, người Thổ và người Kinh chung sống trong cộng đồng hoà thuận...
Đi tiếp Quốc lộ 48 đến thị trấn Quỳ châu: Quỳ Châu là một huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An. Quỳ Châu nằm trong vùng kinh tế Phủ Quỳ, một địa phương có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất và chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản và tiềm năng du lịch. Địa hình của huyện khá phức tạp khi có hơn 72% diện tích ở độ cao trên 200 m so với mặt nước biển.
Rừng Quỳ Châu mang đặc tính của rừng nhiệt đới, được phân bổ trên triền dốc lớn, núi cao với nhiều loại gỗ quý như: lim, lát hoa, hoàn linh, săng lẻ,... và nhiều loại cây dược liệu hoài sơn, thiên niên kiện, sa nhân. Trong đó phải kể đến cây quế, được xem như đặc sản của huyện cùng nhiều loài thú như: hươu, nai, gấu,... Là huyện có địa hình hiểm trở, nhiều núi cao bao bọc tạo nên những thung lũng nhỏ và hẹp trọng địa bàn các giới kiến tạo, đới nâng Pù Huống, phức nếp lõm sông Hiếu nên địa hình có nhiều lượn sóng theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các khe suối đổ về sông Hiếu, sông Hiếu nằm giữa chạy từ Tây sang Đông tạo thành những hình lòng máng.
Quỳ Châu có nhiều thắng cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử có giá trị. Khu di tích hang Bua ở xã Châu Tiến nằm cách trung tâm huyện 15 km, khá thuận tiện về giao thông. Quỳ Châu có hệ thống sông suối đã tạo ra nhiều thác nước đẹp như thác Đũa, thác Tạt Ngoi, khe Nậm Pông. Đây là lợi thế của huyện để phát triển du lịch sinh thái.
Tiếp đến là thị trấn Kim Sơn thuộc huyện Quế phong trên Quốc lộ 48. Thị trấn nằm cách thành phố Vinh 173 km về phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển phía Tây Nghệ An. Do được tập trung khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ, nên độ che phủ của rừng Quế Phong là khá cao trong cả nước. Đất nơi đây màu mỡ tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như: quế, sở, cà phê, chè, luồng. Trong đó có nhiều loại cây gỗ có giá trị cao như đinh, lim, sến, giổi pơ mu, Sa mu... và nhiều loại thú qúy hiếm.
Tại xã Tiền phong Quốc lộ 48 tách ra 2 nhánh đều mang số hiệu Quốc lộ 48:
- Nhánh phía Tây Nam qua các địa danh: Nậm Cắn thị trấn Kim Sơn, qua khu vực đền Chín Gian xã Châu Kim, thủy điện bản Cóc, đến ngã ba Cổ Nghịu và có thể đi tiếp các đại danh: Quai Ngân, Bản Chiềng, Yên Sơn, suối Voi… đến Nhôn Mai.
- Nhánh phía Bắc từ xã Tiền Phong theo hướng Bắc qua các địa danh: bản Tả, Long Quang, Thịnh Văn, Na Chang, Na Chảo, Xúp Chảo, Hiệp Phong, bản Lốc, Mường Phú và điểm cuối là cửa khẩu Thông Thụ.
Quốc lộ 48 được nâng cấp, vào năm 2006. Dự án do PMU18 (bây giờ là BQLDA 2) làm chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu là Công ty Xây dựng Thành Công (Nam Định). Tuy nhiên sau những trận lụt lịch sử nhưng năm gần đây, đường đã và đang xuống cấp, việc đi lại đến một huyện miền núi đang gặp nhiều khó khăn.
- Tại Km số 53 +900m thuộc ngã ba Săng lẻ huyện Quỳ hợp Quốc lộ 48c được hình thành.
Quốc lộ 48C là một tuyến giao thông đường bộ cấp quốc gia ở tây Nghệ An dài khoảng 123km.. Điểm cuối tuyến là nơi giao với Quốc lộ 7, chạy qua các huyện Quỳ Hợp, Con Cuông và Tương Dương đến Đồn Mộng rẽ về phía Nam, qua các địa danh: Khùa, Yên Hòa thuộc vùng núi phía Tây Nghệ An. Quỳ Hợp là huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Nghệ An, Huyện được thành lập từ năm 1963. Đây là huyện cũng được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Huyện có diện tích rừng lớn, chiếm 40% diện tích tự nhiên của huyện, trữ lượng gỗ cao, bình quân 150m3 loại gỗ quý như: lim, gụ, sến, lát hoa,... và nhiều loại cây đặc sản, dược liệu như quế, sa nhân, cánh kiến, nấm hương,... Bên cạnh đó, Quỳ Hợp còn có nhiều đồi núi với hệ thực - động vật phong phú, đa dạng, là một trong những huyện nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống. Nơi đây có nhiều thắng cảnh đẹp để phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái như: hang Kẻ Ham, Thẩm Poòng,... Thắng cảnh hùng vĩ nhất là thác nước Bản Bìa tựa như một dải lụa bạc nổi bật giữa núi rừng xanh biếc, hùng vĩ và có nhiều khoáng sản quý như: vàng, đá quý, thiếc, ăng ti moan. Qua xã Yên Na là công trình thủy điện Bản Vẽ thuộc diện lớn nhất khu vực Bắc miền Trung với công suất 320 MW. Lượng điện nơi đây là hòa vào lưới điện quốc gia, đồng thời cung cấp một phần điện cho nước bạn Lào. Từ hồ thuỷ điện Bản Vẽ đi tiếp 30km là Cửa Rào, thuộc khu vực bản Thạch Dương xã Yên Na, Qua cầu Cửa Rào trên thượng nguồn sông Lam là vùng đất thuộc huyện Tương Dương Nghệ An… Quốc lộ 48C giao với Quốc lộ 7 và kết thúc tại đây n /ha, với nhiều