Đề án nghiên cứu kết nối tổng thể GTVT hai nước Việt Nam - Lào và tuyến đường bộ kết nối Viêng Chăn - Hà Nội

2014/3/10 9:45 - Nguồn : Bộ GTVT

Cùng dự buổi họp còn có đại diện các Vụ: Kế hoạch - Đầu tư, Hợp tác quốc tế, Khoa học - Công nghệ, Hợp tác quốc tế, vận tải, Kết cấu hạ tầng giao thông, Môi trường; Văn phòng Bộ; Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông; Ban Quản lý dự án 3; Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI).

 

Thứ trưởng Lê Đình Thọ chủ trì cuộc họp về họp về Đề án nghiên cứu

kết nối tổng thể GTVT hai nước Việt Nam - Lào và tuyến đường bộ kết nối Viêng Chăn - Hà Nội

 

Tại cuộc họp, đại diện đơn vị tư vấn là Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT đã báo cáo tóm tắt Đề án nghiên cứu kết nối tổng thể giao thông vận tải hai nước Việt Nam - Lào và tuyến đường bộ kết nối Viêng Chăn - Hà Nội. Mục tiêu của Đề án: Nghiên cứu thế mạnh vận tải của hai nước và khu vục nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng; Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của hai nước, đặc biệt là tiềm năng biển của Việt Nam trong việc kết nối với hệ thống giao thông quốc tế; Đề xuất giải pháp kết nối tổng quan và phương hướng triển khai nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu kết nối toàn diện giữa các vùng và hiệu quả của đầu tư xây dựng hạ tầng kết nối hai nước; Hoạch định tuyến đường bộ kết nối hai trung tâm văn hóa, chính trị của hai nước là Viêng Chăn và Hà Nội.

Về hiện trạng kết nối giao thông vận tải giữa hai nước Việt Nam và Lào chủ yếu bằng hai hình thức vận tải là đường bộ và đường hàng không. Đối với hệ thống vận tải đường bộ gồm 28 của khẩu, trong đó có 07 của khẩu quốc tế, 07 của khẩu chính, 14 của khẩu phụ. Hệ thống vận tải đường hàng không, các sân bay quốc tế lớn ở Việt Nam và một số sân bay ở miền Trung như Vinh (Nghệ An) đều có những chuyến bay đi Lào với tần suất 4-10 chuyến/tuần.

Đề án nghiên cứu đề xuất mạng lưới kết nối giao thông vận tải giữa Việt Nam và Lào chia làm các hành lang và trục chính sau:

- Hành lang số 1: Bắc Lào – Tây Bắc Việt Nam

- Hành lang số 2: Trung Lào – Bắc, Bắc Trung Bộ Việt Nam

- Hành lang số 3: Hành lang kinh tế Đông – Tây giữa Thái Lan – Nam Lào – Nam Trung Bộ Việt Nam

- Hành lang số 4: Lào – Campuchia – Việt Nam theo trục dọc AH.11.

Đối với tuyến đường bộ kết nối Viêng Chăn – Hà Nội, quy mô quy hoạch đường bộ cấp cao 4 làn xe, chiều rộng nền đường tối thiểu Bn=22,5m; tiêu chuản kỹ thuật được áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN4054-05 và TCVN5729-12) và Tiêu chuẩn Lào (RDM96). Dự kiến kinh phí: Giai đoạn 1 (trước năm 2020) khoảng 1,5 tỉ USD, giai đoạn 2 (sau năm 2020) khoảng 1 tỉ USD.

 

Đại diện của TEDI báo cáo tóm tắt Đề án tại cuộc họp

 

Sau khi nghe báo cáo Đề án và góp ý của các đơn vị tham gia dự họp, Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện đề cương Đề án, trong đó nhấn mạnh một số vấn đề chính: Đánh giá ngắn gọn quy hoạch giao thông vận tải hai nước, tập trung vào mục tiêu phát triển kinh tế; bổ sung phần vận tải vào Đề án và nghiên cứu tổng thể giữa giao thông và vận tải; đánh giá chi tiết thực trạng giao thông vận tải của hai nước, kết nối giao thông vận tải giữa Việt Nam – Lào cũng như với các nước trong khối Asean để tìm ra phương thức vận tải phù hợp trong thời gian tới; dự báo hạ tầng giao thông theo các giai đoạn đến năm 2020 và định hướng năm 2030, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện; làm rõ trách nhiệm giữa hai Bộ của hai nước.