Trường ĐH Giao thông vận tải TP. HCM tuyển sinh đại học chính quy năm 2018
THÔNG BÁO TUYỂN SINH NĂM 2018
Ký hiệu trường: GTS
A. PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Áp dụng 2 phương thức như sau
1. Phương thức 1 (PT1): Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT Quốc gia (áp dụng cho tất cả các ngành)
2. Phương thức 2 (PT2): Xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 theo khối xét tuyển, áp dụng cho các ngành như sau: Khoa học hàng hải (chuyên ngành Vận hành khai thác tàu biển – 7840106102), Khoa học hàng hải (chuyên ngành Thiết bị năng lượng tàu thủy – 7840106103), Kỹ thuật môi trường (7520320), Kỹ thuật tàu thủy (7520122) và các ngành hệ Đại học chất lượng cao.
a/ Tiêu chí xét tuyển học bạ THPT như sau:
– Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
– Điểm trung bình của từng môn theo tổ hợp xét tuyển của năm lớp 10, 11, 12 từ 6.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10)
Ví dụ: Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành học có khối A00 (Toán, Lý, Hoá) thì phải thỏa mãn các điều kiện sau đây để được xét tuyển:
+ Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
+ ĐTB Toán = (ĐTB toán 10 + ĐTB toán 11 + ĐTB toán 12)/3 ≥ 6.0
+ ĐTB Lý = (ĐTB lý 10 + ĐTB lý 11 + ĐTB lý 12)/3 ≥ 6.0
+ ĐTB Hoá = (ĐTB hóa 10 + ĐTB hóa 11 + ĐTB hóa 12)/3 ≥ 6.0
Ghi chú: ĐTB : điểm trung bình
Lưu ý:
+ Thí sinh chỉ được cộng điểm ưu tiên để xét tuyển sau khi đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định đối với PT2.
+ Các thí sinh đăng ký hình thức xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 theo khối xét tuyển vẫn được đăng ký thi theo hình thức xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia các ngành.
b/ Thời gian xét tuyển
– Đợt 1: nộp hồ sơ xét tuyển từ ngày 02/05/2018 – 29/06/2018
– Các đợt đăng ký xét tuyển bổ sung thí sinh nộp ĐKXT theo thông báo cụ thể của Trường trên website: www.ut.edu.vn
c/ Hồ sơ đăng ký xét tuyển
– Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện theo địa chỉ:
Phòng Tuyển sinh – Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM Số 2, Đường D3, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Điện thoại: 028.35126902 hoặc 028.35128360
– Hồ sơ bao gồm:
Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Trường);
Bản photo công chứng học bạ THPT;
Bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT;
Bản photo công chứng hoặc bản sao giấy khai sinh;
Bản photo công chứng sổ hộ khẩu;
Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);
02 ảnh 3×4 (ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh);
02 bì thư có dán tem (ghi rõ tên và địa chỉ người nhận).
B. TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN
A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh văn), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Anh văn) áp dụng cho các ngành: Nhóm chuyên ngành Khoa học hàng hải (7840106101, 7840106102, 7840106103, 7840106104, 7840106101H), Kỹ thuật điện (7520201), Kỹ thuật điện tử viễn thông (7520207, 7520207H), Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (7520216), Kỹ thuật tàu thủy (7520122), Kỹ thuật cơ khí (7520103, 7520103H), Nhóm chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông (7580205109, 7580205111, 7580205117, 7580205120, 7580205122, 7580205123, 7580205111H), Kỹ thuật xây dựng (7580201, 7580201H), Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (7480102), Công nghệ thông tin (7480201).
A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh văn), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Anh văn) và D01 (Toán, Văn, Anh văn) áp dụng cho các ngành: Khai thác vận tải (7840101, 7840101H), Kinh tế vận tải (7840104, 7840104H), Kinh tế xây dựng (7580301, 7580301H).
A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Anh văn), D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Anh văn) và B00 (Toán, Hóa, Sinh) áp dụng cho ngành Kỹ thuật môi trường (7520320).
LƯU Ý: Tổ hợp D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Anh văn) không áp dụng cho các ngành xét tuyển học bạ THPT của năm lớp 10, 11 và 12 theo khối xét tuyển
C. PHẠM VI TUYỂN SINH
– Trường tuyển sinh trên phạm vi cả nước
– Điểm trúng tuyển xét theo ngành học đăng ký ngoại trừ:
Ngành Khoa học hàng hải có các chuyên ngành đào tạo: Điều khiển tàu biển [7840106101, 7840106101H]; Vận hành khai thác máy tàu biển [7840106102]; Thiết bị năng lượng tàu thủy [7840106103]; Quản lý hàng hải [7840106104, 7840106104H]; điểm xét trúng tuyển theo từng chuyên ngành.
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có các chuyên ngành đào tạo: Xây dựng Công trình thủy và thềm lục địa [7580205109]; Xây dựng cầu đường [7580205111, 7580205111H]; Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông [7580205117]; Xây dựng đường sắt và metro [7580205120]; Xây dựng cầu hầm [7580205122], Xây dựng đường bộ [7580205123]; điểm xét trúng tuyển theo từng chuyên ngành.
Các ngành: Kỹ thuật điện [7520201], Kỹ thuật cơ khí [7520103], Kỹ thuật tàu thủy [7520122], Kỹ thuật xây dựng [7580201], Kinh tế xây dựng [7580301], Khai thác vận tải [7840101] sau thời gian 2 năm học, sinh viên được xét phân chuyên ngành dựa vào kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên.
I. HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
(Thí sinh ghi rõ tên chuyên ngành trong hồ sơ ĐKXT)
1. Ngành Khoa học hàng hải, Chuyên ngành Điều khiển tàu biển [Mã ngành 7840106101]: chỉ tiêu 100. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trên các loại tàu vận tải biển, sông, tàu khai thác và dịch vụ dầu khí; các công ty bảo hiểm, hoa tiêu, đại lý tàu, cảng vụ, bảo đảm hàng hải; hải quan, cảnh sát biển và các tổ chức có liên quan đến vận tải thủy.
2. Ngành Khoa học hàng hải, Chuyên ngành Vận hành khai thác Máy tàu thủy [Mã ngành 7840106102]: chỉ tiêu 80 (THPT QG: 56 – HỌC BẠ: 24). Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm công tác vận hành máy tàu trên tất cả các phương tiện vận tải thủy, khai thác dịch vụ dầu khí, các công ty vận tải biển, các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu, khu công nghiệp.
3. Ngành Khoa học hàng hải, Chuyên ngành Thiết bị năng lượng tàu thủy [Mã ngành 7840106103]: chỉ tiêu 60 (THPT QG: 42 – HỌC BẠ: 18). Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các viện nghiên cứu, các cơ sở đào tạo; đơn vị thiết kế, đóng mới và sửa chữa tàu thủy; bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống, thiết bị năng lượng cho các loại tàu. Quản lý, khai thác các hệ thống thiết bị năng lượng trong các nhà máy, khu công nghiệp, cao ốc, khách sạn.
4. Ngành Khoa học hàng hải, Chuyên ngành Quản lý hàng hải [Mã ngành 7840106104]: chỉ tiêu 60. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận nghiệp vụ về hàng hải, an toàn pháp chế, chuyên viên kinh doanh về hàng hải, quản lý tàu, quản lý kỹ thuật vật tư, đại lý viên, giám định viên, thanh tra viên hàng hải, cán bộ các cơ quan bảo hiểm hàng hải…
* Lưu ý:
– Chuyên ngành Điều khiển tàu biển (7840106101, 7840106101H) và Vận hành khai thác máy tàu biển (7840106102) yêu cầu: đảm bảo sức khoẻ học tập; tổng thị lực hai mắt phải đạt 18/10 trở lên, không mắc bệnh mù màu, phải nghe rõ khi nói thường cách 3m và nói thầm cách 2m.
– Thí sinh vào chuyên ngành Điều khiển tàu biển (7840106101, 7840106101H) phải có chiều cao từ 1.64m trở lên và có cân nặng từ 50kg trở lên.
– Thí sinh vào chuyên ngành Vận hành khai thác máy tàu biển (7840106102) phải có chiều cao từ 1.61m trở lên và có cân nặng 48kg trở lên.
5. Ngành Kỹ thuật môi trường [Mã ngành 7520320]: chỉ tiêu 60 (THPT QG: 42 – HỌC BẠ: 18) Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; Quản lý, tư vấn, thiết kế cho các dự án, đặc biệt là các dự án về giao thông trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường, giám sát chất lượng môi trường; Tham gia nghiên cứu, giảng dạy trong ngành Môi trường tại các viện, trường…
6. Ngành Kỹ thuật điện [Mã ngành 7520201]: chỉ tiêu 140. Gồm các chuyên ngành: Chuyên ngành Điện và tự động tàu thủy: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác trên các loại tàu thủy, ở các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thủy, các công ty vận tải biển, đăng kiểm, trên các công trình nổi, giàn khoan ngoài biển, các khu chế xuất và các khu công nghiệp.
Chuyên ngành Điện công nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có có khả năng vận hành, bảo trì, thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện – tự động hiện đại trong các xí nghiệp, nhà máy, các khu công nghiệp, tàu biển và giàn khoan…
Chuyên ngành Hệ thống điện giao thông: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các nhà máy chế tạo phương tiện giao thông vận tải; các nhà máy sản xuất, bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện giao thông đường sắt – bộ; giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng…
7. Ngành Kỹ thuật điện tử, viễn thông [Mã ngành 7520207, Chuyên ngành Điện tử viễn thông]: chỉ tiêu 60. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất, đặc biệt trong các dây chuyền công nghệ hiện đại, các hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, công nghiệp điện tử, điều khiển tự động.
8. Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá [Mã ngành 7520216, Chuyên ngành Tự động hóa công nghiệp]: chỉ tiêu 70. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể vận hành và bảo trì các thiết bị tự động, phân tích nhu cầu tự động hóa của các công ty, nhà máy, phân tích và thiết kế cơ sở hệ thống tự động, chỉ huy các hệ thống tự động hóa, thiết kế và thi công dự án.
9. Ngành Kỹ thuật tàu thuỷ [Mã ngành 7520122]: chỉ tiêu 130 (THPT QG: 91 – HỌC BẠ: 39). Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Thiết kế thân tàu thủy: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị nghiên cứu, thiết kế, đóng và sửa chữa tàu; các cơ sở đào tạo; các cơ quan giám sát, kiểm tra và kiểm định; các cơ quan đăng kiểm; các công ty quản lý tàu, khai thác tàu thủy; các cơ quan thẩm định, quản lý dự án đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Chuyên ngành Công nghệ đóng tàu thủy: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị nghiên cứu, thiết kế, đóng và sửa chữa tàu; thẩm định các dự án và thiết kế ngành cơ khí tàu thuyền; tổ chức sản xuất và quản lý điều hành quá trình công nghệ.
Chuyên ngành Kỹ thuật công trình ngoài khơi: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị nghiên cứu, thiết kế, sửa chữa, bảo dưỡng công trình ngoài khơi; kiểm tra giám sát thiết kế và quá trình thi công; quản lý, khai thác các công trình ngoài khơi như giàn khoan, trạm chứa dầu v.v…
10. Ngành Kỹ thuật cơ khí [Mã ngành 7520103]: chỉ tiêu 240. Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Cơ giới hoá xếp dỡ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cảng biển, nhà máy đóng tàu và sửa chữa tàu thủy, các giàn khoan dầu khí, khai thác mỏ, các nhà máy sản xuất công nghiệp, quản lý các phương tiện cơ giới của các kho, bãi hàng xuất khẩu…
Chuyên ngành Cơ khí ô tô: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các công ty, nhà máy khai thác, sửa chữa, bảo trì và quản lý kỹ thuật ô tô, sản xuất và lắp ráp ô tô, tính toán thiết kế mới và thiết kế cải tiến các loại ô tô theo yêu cầu thực tế sản xuất, nắm vững các nghiệp vụ quản lý, tổ chức, khai thác các phương tiện vận tải ô tô.
Chuyên ngành Máy xây dựng: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị khai thác, sửa chữa, thiết kế mới, thiết kế cải tiến các máy và thiết bị xây dựng, phục vụ các công trình xây dựng giao thông, công nghiệp và dân dụng: các cảng, sân bay, cầu đường, thủy điện, giàn khoan, khai thác mỏ, xây dựng xưởng, nhà ở…
Chuyên ngành Cơ khí tự động: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các đơn vị có hoạt động liên quan đến tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa và xây lắp các hệ thống điện, điện tử, cơ khí tự động…
11. Ngành Kỹ thuật xây dựng [Mã ngành 7580201]: chỉ tiêu 200. Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan thi công, ban quản lý, công ty tư vấn thiết kế các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, nhà máy, cụm dân cư, cụm công nghiệp…
Chuyên ngành Kỹ thuật kết cấu công trình: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các công ty thi công, ban quản lý công trình các cấp, các cơ quan nghiên cứu, giáo dục và đào tạo.
Chuyên ngành Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các công ty tư vấn thiết kế, công ty xây dựng, ban quản lý công trình, cơ quan nghiên cứu, trường đại học và cao đẳng; đào tạo chuyên sâu về tính toán, thiết kế, xử lý các vấn đề liên quan đến địa kỹ thuật, nền móng các công trình, công trình ngầm đô thị.
12. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Chuyên ngành Xây dựng công trình thủy và thềm lục địa [Mã ngành 7580205109]: chỉ tiêu 50. Sau khi tốt nghiệp, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác tại cơ quan thiết kế – thi công các công trình cảng, bến (sông và biển), công trình phục vụ công nghiệp tàu thủy và các công trình liên quan đến đường thủy khác.
13. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Chuyên ngành Xây dựng cầu đường [Mã ngành 7580205111]: chỉ tiêu 50. Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có khả năng thiết kế, quản lý, tổ chức thi công những công trình cầu đường, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ.
14. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Chuyên ngành Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông [Mã ngành 7580205117]: chỉ tiêu 50. Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác tại các Sở, Ban, Ngành liên quan đến xây dựng và giao thông, các ban quan lý dự án, viện quy hoạch và viện chiến lược phát triển mạng lưới giao thông đường bộ đường sắt, đường thủy, các công ty tư vấn liên quan đến khảo sát thiết kế, lập dự án công trình giao thông, các khu đô thị và khu công nghiệp.
15. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Chuyên ngành Xây dựng đường sắt – Metro [Mã ngành 7580205120]: chỉ tiêu 50. Sau khi sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các cơ sở nghiên cứu, quản lý nhà nước, tư vấn hoặc thi công công trình liên quan hệ thống đường sắt quốc gia, các hệ thống hầm và đặc biệt là hệ thống đường sắt, metro tại các đô thị.
16. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Chuyên ngành Xây dựng cầu hầm [Mã ngành 7580205122]: chỉ tiêu 50. Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có khả năng thiết kế, quản lý, tổ chức thi công những công trình cầu và hầm của đường ô tô, đường sắt, metro, thủy điện, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng cầu và hầm nói chung.
17. Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Chuyên ngành Xây dựng đường bộ [Mã ngành 7580205123]: chỉ tiêu 50. Sau khi ra trường, kỹ sư chuyên ngành này có thể công tác ở các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, quản lý, tổ chức thi công những công trình đường ô tô và đường đô thị, có khả năng tham gia nghiên cứu và giải quyết các vấn đề khoa học kỹ thuật xây dựng đường ô tô nói chung.
18. Ngành Công nghệ thông tin [Mã ngành 7480201]: chỉ tiêu 100. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận các công việc xây dựng và quản lý các hệ thống xử lý thông tin, thiết kế phần mềm, thiết kế và quản trị hệ thống mạng máy tính và truyền thông tại các công ty trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.
19. Ngành Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu [Mã ngành 7480102]. Chỉ tiêu 60. Sinh viên sau khi tốt nghiệp làm việc trong các lĩnh vực kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin; kỹ thuật điện tử, tin học, vi xử lý; thiết kế và chế tạo phần cứng, phần mềm máy tính; thiết kế và xây dựng mạng máy tính, mạng truyền thông có dây và không dây…
20. Ngành Kinh tế vận tải [Mã ngành 7840104, Chuyên ngành Kinh tế vận tải biển]: chỉ tiêu 130. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác ở các công ty vận tải biển, cảng biển, đại lý tàu biển, giao nhận vận tải, xuất nhập khẩu hàng hoá đường biển và các tổ chức kinh tế có liên quan đến vận tải biển.
21. Ngành Kinh tế xây dựng [Mã ngành 7580301]: chỉ tiêu 140. Gồm các chuyên ngành:
Chuyên ngành Kinh tế xây dựng: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; lập và thẩm định dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng; lập và quản lý giá các công trình xây dựng; lập hồ sơ dự thầu và lập giá dự thầu; tổ chức thi công xây dựng công trình, giám sát và nghiệm thu công trình về mặt tài chính, định mức và tổ chức lao động; lập hồ sơ thanh quyết toán công trình.
Chuyên ngành Quản lý dự án xây dựng: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng quản trị, tổ chức điều hành các dự án đầu tư xây dựng; Lập và thẩm định dự án đầu tư; định giá và quản lý chi phí dự án xây dựng; quản lý tiến trình thực hiện dự án trong giai đoạn xây dựng; giám sát và quản lý chất lượng dự án xây dựng; thanh quyết toán chi phí thực hiện dự án, kiểm toán thực hiện dự án.
22. Ngành Khai thác vận tải [Mã ngành 7840101]: chỉ tiêu 130.
Gồm các chuyên ngành Chuyên ngành Quản trị logistics và vận tải đa phương thức: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng tổ chức, quản lý, kinh doanh khai thác các dịch vụ về logistics và vận tải đa phương thức như: phân phối, kho vận dịch vụ khách hàng, quản trị chiến lược của doanh nghiệp vận tải, nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, phân tích và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Chuyên ngành Quản lý và kinh doanh vận tải: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải, trung tâm điều hành vận tải và các ban quản lý; đồng thời có khả năng tham gia tổ chức, quản lý, kinh doanh khai thác tại các doanh nghiệp vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt và đường hàng không)
II. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO
Gồm các ngành:
III. HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VỚI NƯỚC NGOÀI.
Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM liên kết với các trường Đại học uy tín hàng đầu của Mỹ, Hàn Quốc đào tạo cấp bằng Đại học nước ngoài:
1.Ngành xét tuyển. Ngành : Quản lý Cảng và Logistics – Đào tạo với ĐH Tongmyong Hàn Quốc
Thời gian đào tạo : 4 năm (2 năm tại Việt Nam, 2 năm tại Hàn Quốc)
Ngành : Kỹ thuật Xây dựng – Đào tạo với ĐH Bang Arkansas Hoa Kỳ Kỹ thuật Cơ khí – Đào tạo với ĐH Bang Arkansas Hoa Kỳ
Thời gian đào tạo : 4 năm (2 năm tại Việt Nam, 2 năm tại Mỹ hoặc 4 năm tại Việt Nam)
2. Hình thức xét tuyển : Xét Học Bạ THPT.
Nộp hồ sơ trực tiếp tại: Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế (IEC) -Trường ĐH GTVT TP.HCM (Phòng E004 – Số 2, đường D3, Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM)