BOT không có lỗi!

2017/8/16 11:11

Có những ý kiến bức xúc ở một số dự án BOT, nhưng bản thân BOT không có lỗi, mà vấn đề nằm ở chỗ do cơ sở pháp lý thiếu, không đồng bộ ...nên ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện.

Các dự án BOT đặc biệt là hệ thống đường, cầu đã tạo điểm nhấn cho sự phát triển

- Ảnh: Tạ Tôn

 

Khác với nhiều cuộc giám sát khác, khi đưa ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì giữa cơ quan giám sát và cơ quan chịu sự giám sát còn ý kiến khác nhau, nhưng với nội dung giám sát việc đầu tư, thực hiện, khai thác các dự án BOT, Bộ GTVT đã có sự thống nhất cao với đoàn giám sát.

 

Lâu nay, giao thông là huyết mạch phát triển kinh tế của đất nước, là nhu cầu thiết yếu của người dân, không có giao thông thì không thể phát triển được. Hình thức BOT không phải là mới, mà thực chất đã được thực hiện từ năm 1997 theo Nghị định của Chính phủ. Qua quá trình giám sát, Đoàn giám sát đã chỉ ra bất cập, hạn chế trong việc khai thác, đầu tư dự án BOT.

 

Tuy nhiên, cần có đánh giá công bằng hơn nữa những mặt đã đạt được của những công trình giao thông được đầu tư theo hình thức BOT. Không thể phủ nhận hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, bộ mặt đất nước những năm qua đã đổi thay rất nhiều. Chính hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã có đóng góp tích cực thúc đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội.

 

Nên đọc Cần đánh giá công bằng về BOT giao thông Thực tế, hệ thống cầu, đường đã tốt hơn, điều đó ai cũng cảm nhận được nên cần có những đánh giá đậm nét hơn về những kết quả đạt được về hình thức đầu tư này.

 

Lâu nay, có những ý kiến bức xúc ở một số dự án BOT, nhưng bản thân BOT không có lỗi, chủ trương này cũng không có lỗi, mà vấn đề nằm ở chỗ do cơ sở pháp lý thiếu, không đồng bộ, không ổn định nên ảnh hưởng lớn đến kết quả thực hiện hình thức đầu tư này. Dù có nhiều quy định nằm trong các luật liên quan, nhưng chúng ta lại chưa có luật dành riêng cho hình thức đầu tư này. Bên cạnh đó, việc tổ chức thực hiện còn chưa thực sự tốt, gây bức xúc cho người dân ở một số khu vực.

 

Trong BOT, vấn đề quan trọng nhất chính là việc cân bằng lợi ích của các bên: Nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện, các Ban quản lý dự án, và người dân chịu sự tác động của dự án.

 

Khi thực hiện dự án, cũng có dự án tốt, có nhà đầu tư tốt, nhưng cũng có nhà đầu tư gian dối, vì vậy, rất cần có sự đánh giá công bằng.

 

Một cuộc giám sát ngoài giá trị vĩ mô cũng phải có khen, có chê. Người làm tốt phải được khen, người làm không tốt cũng phải chỉ ra được trách nhiệm. Thẩm quyền phải đi cùng với trách nhiệm, quyền đến đâu thì trách nhiệm đến đó.

 

Lâu nay, người dân bức xúc về việc không có sự lựa chọn, khi không đi đường BOT thì không còn con đường nào khác. Điều này cho thấy chúng ta còn thiếu một quy hoạch tổng thể để tạo ra sự lựa chọn cho dân.

 

Còn về việc diễn ra mới đây ở trạm BOT Cai Lậy hay một số dự án khác khi người dân dùng tiền lẻ đi qua trạm thu phí, đây là cách người dân phản ứng với việc thu phí. Chúng ta không ủng hộ những cách phản ứng trái quy định của pháp luật, nhưng Chính phủ cũng cần tổng rà soát lại để nghe kiến nghị của dân, có đối thoại, lắng nghe ý kiến của dân, những người chịu tác động của dự án để tạo được sự thống nhất, đồng thuận.

 

Theo Baogiaothong



GỬI Ý KIẾN
Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng và kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô

Vừa qua, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 318/KH-TTS ngày 28/02/2024, về kiểm soát tải trọng phương tiện; kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...