HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 30 NGÀY THÀNH LẬP HỘI KHKT CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM
Chiều ngày 2/11, để chuẩn bị cho triển khai thi công thí điểm tại hiện trường vào Qúy IV năm 2017, tại trường Đại học Công nghệ GTVT, Hội Cầu đường Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Công nghệ GTVT đã tổ chức và chủ trì hội thảo chuyên đề “ Ứng dụng công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ trong sửa chữa, bảo trì mặt đường mềm”.
Dự Hội thảo có các Lãnh đạo Sở KHCN Hà Nội; Sở GTVT Hà Nội; Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Hà Nội; các tổng công ty, công ty trong và ngoài ngành cùng các cán bộ, kỹ sư ngành xây dựng cầu đường.
Cào bóc tái chế mặt đường cũ có cấu tạo từ bê tong nhựa hoặc mặt đường nhựa nói chung được gọi tắt là RAP (Recleaimed Asphalt Pavenment), là công nghệ mới và hiện đại, dựa trên nguyên tắc cào xới một phần chiều sâu của kết cấu mặt đường cũ, vốn đã bị hư hỏng và nứt nẻ, để phay cắt và nghiện ra rối gia cố với một số chất kết dính nhũ tương nhựa đường, hoặc xi măng, vôi,…rồi san rải và đầm chặt lại, tạp thành một lớp vật liệu mới đồng nhất, tạo nên một lớp móng mới hay mặt đường mới, được áp dụng chủ yếu trong công tác sửa chữa, bảo trì mặt đường Ô-tô.
Toàn cảnh Hội thảo
Thực tế quá trình sửa chữa và bảo trì mặt đường đô thị ở Hà Nội trong nhiều năm qua cho thấy, sau một thời gian khai thác mặt đường nhựa sẽ bị xuống cấp và phát sinh hiện tượng bong bật, nứt hoặc ổ gà. Từ trước tới nay, chúng ta vẫn thường áp dụng giải pháp truyền thống để bảo trì, sửa chữa mặt đường, đó là phủ trực tiếp lên nó 1 hoặc 2 lớp bê tông nhựa mới mà không đi kèm biện pháp xử lý gì đặc biệt. Theo cách đó, cứ vài năm phủ lên trên bề mặt một lớp BTN mới, mỗi lần dày từ 3-5 cm, nên sau khoảng 15-20 năm và sau này, mặt đường cứ dày lên theo năm tháng, Hiện tượng này đang trở thành hiện thực trên nhiều tuyến đường phố chính tại Hà Nội, như trục đường Nguyễn Thái học - Kim Mã – Ngọc Khánh – Cầu Giấy; hay trục đường Tôn Đức Thắng – Ngã Tư Sở - Nguyễn Trãi; hoặc trên đường Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chui – Yên Viên (thuộc Quận Long Biên và huyện Gia Lâm) cùng nhiều tuyến phố chính như Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Hàng Bài, Tràng Thi, Phố Huế… cao độ mặt đường tại tim tuyến hiện nay đã bằng hoặc cao hơn cao độ vỉa hè hai bên đường, tạo ra nguy cơ hủy hoại môi trường và cảnh quan đô thị. Bên cạnh đó, về mặt kỹ thuật, việc phủ lớp BTN mới lên trên lớp bề mặt đường cũ đã bị nứt cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh hệ thống các vết nứt phản ánh từ dưới lên, do mặt đường cũ không được xử lý.
Thông kê chưa đầy đủ, ngành công nghiệp chuyên về tái chế vật liệu mặt đường trên toàn thế giới mỗi năm sử dụng lại khoảng 73 triệu tấn, gấp hơn 2 lần so với ngành công nghiệp tái chế tổng hợp từ giấy, thủy tinh, đồ nhựa và kim loại nhôm,. Công nghệ tái chế mặt đường, gồm các hỗn hợp tái chế nóng tại trạm trộn, hỗn hợp tái chế nóng tại chỗ, hỗn hợp tái chế nguội tại hiện trường, hỗn hợp tái chế nguội tại chỗ đã được đưa vào phục vụ xây dựng và cải tạo, sữa chữa mặt đường từ hơn 35 năm nay. Trong đó, công nghệ tái chế mặt đường cũ tại chỗ không những làm giảm được đáng kể nhu cầu đòi hỏi sử dụng vật liệu mới từ nguồn thiên nhiên, mà còn làm giảm thiểu được nguy cơ hủy hoại môi trường, cũng như giảm được nhu cầu về dịch vụ và năng lượng liên quan đến việc vận chuyển và chế tạo các loại vật liệu này.
Đứng trước tình trạng và nguy cơ trên, Sở KHCN Hà Nội đã thẩm định và trình Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký Quyết định số 6510/QĐ-UBND, ngày 25/11/2016 cho phép Hội Cầu đường Hà Nội triển khai nghiên cứu đề tài KHCN “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ trong công tác bảo trì, nâng cấp mặt đường phù hợp với điều kiện của Hà Nội”. Thời gian thực hiện từ tháng 7/2016 đến hết tháng 6/2018
Theo kế hoạch thực hiện đề tài và trên cơ sở thu được một số kết quả nghiên cứu bước đầu trong quá trình nghiên cứu đề tài tái chế mặt đường, Hội Cầu đường Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Công nghệ GTVT đã tổ chức và chủ trì hội thảo chuyên đề “ Ứng dụng công nghệ cào bóc tái chế nguội tại chỗ trong sửa chữa, bảo trì mặt đường mềm”.
Hội thảo có các báo cáo: Báo cáo về tổng quan về công nghệ cáo bóc tái chế nguội trong sửa chữa, bảo trì mặt đường do TS Đào Phúc Lâm trình bày; Báo cáo về Dự thảo chỉ dẫn thiết kế kết cấu áo đường sử dụng lớp móng tái chế theo AASHTO do ThS Phạm Văn Tuyền trình bày; Báo cáo về Dự thảo chỉ dẫn thi công tái chế khi sửa chữa, cải tạo mặt đường Ô-tô do PGS.TS Doãn Minh Tâm trình bài; Báo cáo về công nghệ tái chế do trường Đại học CN GTVT trình bày; Giới thiệu về thi công tái chế do đại diện Công ty Viettraco trình bày.
Một số hình ảnh tại Hội thảo: