Quý I năm 2017, gần 9,5 triệu lượt phương tiện lưu thông thông suốt trên các tuyến cao tốc VEC quản lý

2017/4/10 9:24 - TB

Đánh giá quý I năm 2017, đã có gần 9,5 triệu lượt phương tiện lưu thông thông suốt trên các tuyến cao tốc VEC quản lý, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình phục vụ khoảng 3,3 triệu lượt phương tiện; cao tốc Nội Bài – Lào Cai là trên 2,2 triệu lượt phương tiện và cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây phục vụ hơn 3,8 triệu phương tiện.

Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) hiện là Chủ đầu tư và quản lý 6 dự án đường cao tốc với tổng mức đầu tư khoảng 135.000 tỷ đồng; trong đó có 3 tuyến cao tốc đã đưa vào khai thác (cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, cao tốc Nội Bài – Lào Cai và cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây) với chiều dài 350km.

 

Sau khi đưa vào khai thác, các tuyến cao tốc đã góp phần quan trọng tạo bước đột phá lớn cho ngành Giao thông vận tải, tạo đà dịch chuyển kinh tế-xã hội, là đòn bẩy tăng trưởng vượt bậc GDP cho các đia phương dọc tuyến cao tốc và khu vực lân cận; đặc biệt, các ngành vận tải, du lịch được hưởng lợi trực tiếp từ các tuyến cao tốc khi quãng đường di chuyển được rút ngắn gần ½ và giảm 1/3 chi phí vận tải, giảm thiểu 85 – 95% số sự cố và tai nạn giao thông.

 

Trạm thu phí IC7

 

Đánh giá quý I năm 2017, đã có gần 9,5 triệu lượt phương tiện lưu thông thông suốt trên các tuyến cao tốc VEC quản lý, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình phục vụ khoảng 3,3 triệu lượt phương tiện; cao tốc Nội Bài – Lào Cai là trên 2,2 triệu lượt phương tiện và cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây phục vụ hơn 3,8 triệu phương tiện.

 

Công tác đảm bảo ATGT trên các tuyến cao tốc luôn được VEC quan tâm. Theo thống kê trong 3 tháng đầu năm mặc dù lưu lượng phương tiện tăng cao, tuy nhiện trên các tuyến cao tốc chỉ ghi nhận 19 vụ tai nạn làm 03 người thiệt mạng và 21 người bị thương. Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ tai nạn trên là do ý thức người tham gia giao thông chưa tuân thủ đầy đủ các quy định khi lưu thông trên đường cao tốc, như không giữ khoảng cách an toàn, ngủ gật, đi xe máy hoặc đi bộ băng qua đường cao tốc…

 

Công tác kiểm soát tải trọng xe được VEC duy trì tổ chức thực hiện. Ngoài hệ thống kiểm soát tải trọng đã trang bị và hoạt động trên 2 tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai và cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, trong quý I/2017 VEC tiếp tục đưa vào vận hành hệ thống kiểm soát tải trọng xe trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Tính đến cuối tháng 3/2017, đã có 640.000 lượt phương tiện được kiểm tra tải trọng, phát hiện 17.100 phương tiện chở quá tải với mức vượt tải trung bình từ 14% - 27%. Tất cả các trường hợp vi phạm đều được VEC từ chối phục vụ hoặc gửi lực lượng Cảnh sát giao thông C67 xử lý. Đặc biệt, tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình chỉ chưa đầy 1 tháng triển khai, đã có trên 3.000 phương tiện quá tải bị từ chối phục vụ; trung bình 6.500 – 7.500 phương tiện được kiểm soát/ngày đêm.

 

Ngoài ra, trong quý I/2017, VEC cũng từ chối phục vụ 11 phương tiện do vi phạm quy định dừng đỗ, đón trả khách trên đường cao tốc; 03 trường hợp sang tải trên tuyến cao 2 tốc Nội Bài – Lào Cai và 01 trường hợp vượt trạm, hành hung nhân viên thu phí trên cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.

 

Đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội do hệ thống đường cao tốc đưa vào khai thác, theo Tổng cục Thống kê, quý I/2017, vận tải hành khách trong cả nước tăng 8,7%, vận tải hàng hóa tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, quý I/2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư của các địa phương có tuyến cao tốc đi qua như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Đồng Nai… đều có sự tăng trưởng. Đến thời điểm này, theo Tổng cục thống kê có các địa phương sau:

 

Tỉnh Yên Bái, hoạt động vận tải của tỉnh Yên Bái tăng cả về khối lượng và doanh thu (tăng 4,8% về tấn và 4,8% về doanh thu so với cùng kỳ 2016; khối lượng vận chuyển hành khách tăng 1,5%, tăng 1,9% về doanh thu so với cùng kỳ 2016). Hoạt động thu hút đầu tư của tỉnh Yên Bái tiếp tục khởi sắc; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh tăng 23,3% và tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng 2,5% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay đã có 17 doanh nghiệp thành lập mới với tổng vốn đăng ký 190,5 tỷ VNĐ.

 

Báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, nhiều công trình, dự án giao thông được đầu tư, xây dựng với quy mô hiện đại kết nối Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đoạn qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài hơn 40km (Km7+700 đến Km47+900) đã giúp việc giao thương của địa phương với các tỉnh phía Bắc, khu vực Đồng bằng sông Hồng được thuận tiện, góp phần tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận. Đến tháng 3/2017, toàn tỉnh thu hút được 234 dự án FDI và 663 dự án DDI, trong đó, nhiều doanh nghiệp lớn như: Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Piaggio Việt Nam, thép Việt Đức, Prime Vĩnh Phúc…đang đầu tư rất thành công tại tỉnh, tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần tăng thu ngân sách, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

 

Tỉnh Phú Thọ, các nút giao kết nối đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai với tỉnh Phú Thọ mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển giữa Phú Thọ và các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt, nhờ thông tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai với trung tâm thành phố Việt Trì và các khu công nghiệp, sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và du lịch của thành phố Việt Trì nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung ngày một toàn diện hơn, đáp ứng nhu cầu của du khách khi hành hương về với Đất Tổ cội nguồn.

 

Thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, trong 3 tháng đầu năm 2017, toàn tỉnh có 561 doanh nghiệp thành lập mới và 97 lượt doanh nghiệp đăng ký tăng vốn. Đặc biệt, trong tháng 3/2017, có nhiều doanh nghiệp thành lập mới có số vốn khá cao. Riêng năm 2016, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Đồng Nai đạt gần 2 tỷ USD, đứng trong Top những địa phương cao nhất cả nước.

 

Trong 3 ngày 4, 5, 6/4/2017 (tức ngày 8, 9, 10/3 âm lịch), VEC phục vụ 200.000 lượt phương tiện (chưa kể phương tiện miễn phí). Riêng 3 nút giao IC7, IC8, IC9 (các nút giao nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai với Khu di tích lịch sử Đền Hùng) đón nhận 18.000 lươt phương tiện; trong đó, IC8 là nút giao có lượng phương tiện thông qua lớn nhất. Nút giao IC7, mới đưa vào khai thác từ ngày 01/4, đã phát huy hiệu quả khi có 6.800 lượt phương tiện lưu thông qua đây trong 3 ngày Lễ hội.

 

Dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, nhờ chủ động xây dựng phương án tổ chức giao 3 thông từ sớm và làm tốt công tác phân làn, phân luồng linh hoạt nên tại các nút giao trên tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai nối với Khu di tích lịch sử Đền Hùng không xảy ra hiện tượng ùn tắc, giao thông thông suốt trên toàn tuyến. Công tác kiểm soát tải trọng vẫn tiếp tục được duy trì trong suốt dịp Lễ hội Vua Hùng.



GỬI Ý KIẾN
Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng và kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô

Vừa qua, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 318/KH-TTS ngày 28/02/2024, về kiểm soát tải trọng phương tiện; kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...