6 tháng đầu năm 2022 Tổng cục Đường bộ giải ngân đạt hơn 570 tỷ đồng

2022/6/17 17:14 - PV
Lũy kế giải ngân của Tổng cục Đường bộ Việt Nam tính đến hết tháng 5/2022 là 570,36 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch giao.

Hầu hết các nhiệm vụ của Tổng cục ĐBVN đều cơ bản hoàn thành theo kế hoạch.

 

Ngày 16/6, trao đổi với các cơ quan báo chí, nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí Việt Nam, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện cho biết: Trong 6 bằng đầu năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải (GTVT); phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành, địa phương đi trên khi thực hiện toàn diện chương trình công tác của ngành giao thông vận tải đường bộ. Đến nay, hầu hết các nhiệm vụ của Tổng cục ĐBVN đều cơ bản hoàn thành theo kế hoạch, bảo đảm chất lượng, tiến độ.


Giải ngân đạt 28%
 
Kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2022, Tổng cục Đường bộ Việt Nam được giao trên 2 nghìn tỷ đồng. Lũy kế giải ngân tính đến hết tháng 5/2022 là 570,36 tỷ đồng, đạt 28% kế hoạch giao (tỷ lệ giải ngân đạt 28% đã cao hơn mức đăng ký với Bộ GTVT là 26,6%).
 
Triển khai một số dự án Dự án LRAMP đang triển khai thi công các cầu thuộc vốn dư còn lại; Dự án VRAMP thi công 7/7 gói thầu QL.6 tuyến tránh Sơn La (05 gói thầu CP18-CP22) đang thi công, giá trị thực hiện đạt 39,15%.
 
Tính đến nay, kết quả thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên đạt 50% kế hoạch năm. Tích cực chỉ đạo các Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công hoàn thành các dự án xử lý chống ngập trên Quốc lộ (41 điểm ngập) tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đảm bảo tiến độ, chất lượng. Hoàn thành công tác thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu các dự án SCĐK năm 2022. Thực hiện đấu thầu qua mạng 100% các gói thầu phải đấu thầu; chỉ đạo, đôn đốc các Chủ đầu tư hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công để triển khai thi công trước mùa mưa bão.
 
Xử lý 38 điểm đen tai nạn giao thông
 
Trong 6 tháng đầu năm, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chú trọng tăng cường công tác rà soát, xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông (TNGT) mới phát sinh, ưu tiên sơn kẻ đường, biển báo, đinh phản quang, tiêu dẫn hướng, đèn chiếu sáng tại các nút giao đông dân cư.
 
Riêng các tuyến đường đèo dốc, vực sâu nguy hiểm tăng cường tường phòng hộ, xây dựng các đường cứu nạn, hốc cứu nạn cho các xe mất phanh; hoàn chỉnh hệ thống báo hiệu trên đường cao tốc .
 
Tính đến nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã xử lý 38 điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT mới phát sinh.
 
Lãnh đạo Tổng cục tiếp tục chỉ đạo các Cục Quản lý Đường bộ, Sở GTVT tăng cường công tác kiểm soát tải trọng (KSTTX) phối hợp đồng bộ trong công tác KSTTX, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và sự chuyển biến về nhận thức của chính quyền các địa phương, các đơn vị chủ hàng, chủ phương tiện nhằm giảm thiểu các xe quá tải./.
 


GỬI Ý KIẾN
Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng và kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô

Vừa qua, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 318/KH-TTS ngày 28/02/2024, về kiểm soát tải trọng phương tiện; kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...