Dự án Metro Nhổn - Ga Hà Nội: Nếu hoàn thành đúng tiến độ có ý nghĩa quan trọng với giao thông vận tải Thủ đô
Trung ương Hội đã giao cho Hội đồng KHCN do GS.TS. Trần Đức Nhiệm - Chủ tịch Hội đồng KHCN của Hội phối hợp với Ban QLDA đường sắt, Ban QLDA Tuyến 3, các nhà thầu xây dựng tổ chức buổi tham quan này.
Thứ bảy ngày 4/7 Hội KHKT Cầu đường Việt Nam (HCĐVN) đã có chuyến dã ngoại đầu tiên sau thời kì nhiều hoạt động, nhất là hoạt động dã ngoại bị ngừng trệ do dịch covvid 19. Đây là 1 trong các hoạt động nằm trong chủ trương của Lãnh đạo HCĐVN tạo điều kiện cho cán bộ TW Hội, hội viên và các chuyên gia trong Hội đồng khoa học công nghệ HCĐVN. Tham quan tìm hiểu các kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại đang triển khai áp dụng tại các công trình giao thông trọng điểm của đất nước. Đây cũng là một trong các hoạt động hướng tới Đại hội VIII, nhiệm kỳ 2020-2025 của Hội KHKT cầu đường Việt Nam.
Trung ương Hội đã giao cho Hội đồng KHCN do GS.TS. Trần Đức Nhiệm - Chủ tịch Hội đồng KHCN của Hội phối hợp với Ban QLDA đường sắt, Ban QLDA Tuyến 3, các nhà thầu xây dựng tổ chức buổi tham quan này. Thành phần của HCĐVN gồm TS. Nguyễn Văn Nhân, Phó Chủ tịch Hội, PGS.TS. Tống Trần Tùng phụ trách KHKT và Hợp tác Quốc tế, Phó chủ tịch PGS-TS Doãn Minh Tâm- Trưởng ban KHCN, GS-TS Trần Đức Nhiệm cùng các thành viên Hội đồng khoa học Công nghệ HCĐVN, Tổng thư ký Đoàn Văn Bửu và các bộ văn phòng TƯ HCĐ VN. Khách mời tham dự chuyến dã ngoại còn có lãnh đạo và đại diện của Cục Đường sắt VN, Ban QLDA Đường sắt Bộ GTVT, Viện KHCNGTVT, Trường ĐHGTVT, Vụ quản lý và bảo trì Tổng cục Đường bộ VN, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội, Tư vấn thực hiện dự án Systra gồm Giám đốc Philip Blancho, kỹ sư thường trú Chaverle Đa-vid
Công trình S6
Đoàn tham quan của Hội KHKT Cầu đường VN
Phó chủ tịch Nguyễn Văn Nhân cảm ơn Ban QLDA Tuyến 3 và đơn vị khách mời, phối hợp trong chuyến dã ngoại
Tại hội trường Viện Khoa học và Công nghệ GTVT các đại biểu trong đoàn đã được nghe ông P.Blancho Giám đốc Tư vấn phác thảo lại toàn bộ nội dung dự án. Sau đó đoàn đã đi thăm các trọng điểm mấu chốt quan trọng của dự án như công trường Depot CPO5, CPO8, Công trường ga S6 ( CPO2, CPO6,CPO70, Công trường dốc Ramp và ga ngầm S9).
Tuy thời gian không nhiều nhưng đoàn đại biểu HCĐVN cùng khách tham quan đã được các nhà thầu, các ban điều hành nồng nhiệt đón tiếp và cho nghe báo cáo tiến độ tính đến thời điểm đoàn đến thăm.
Tuyến 3 trong kế hoạch mạng lưới Metro Hà Nội được xem là một trong những tuyến Metro được xây dựng đầu tiên tại nước ta. Dự án này rục rịch chuyển động từ những năm cuối của thập niên 90 của thế kỉ trước với sự giúp đỡ của JICA Nhật Bản, và chính thức được khởi công theo từng hạng mục từ những năm cuối của thập niên đầu tiên của thế kỉ 21, trong giai đoạn Hà Nội đang tưng bừng kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Giai đoạn 1 của tuyến Metro 3 này có vốn đầu tư là 1 tỉ Euro ( trong đó vốn ODA là 957 triệu Euro) gồm 9 nhà thầu thi công. Dự án có tổng chiều dài là 12,5 km từ địa điểm đầu tiên là Nhổn đến địa điểm cuối cùng là Ga Hà Nội, trong đó có 8 km trên cao và 4 km đi ngầm. Các hạng mục của dự án này gồm 12 ga (trong đó có 4 ga ngầm), cầu cạn, 4 km hầm thi công bằng công nghệ TBM và mương mở. Một đề pô gồm OCC và thiết bị bảo dưỡng. Hai trạm cấp điện. Đường sắt và ray thứ ba. Cơ và điện gồm thang máy, thang cuốn, thông gió. Sau khi dự án hoàn thành đưa vào hoạt động có công suất tối đa đoàn tàu 4 toa với số lượng hành khách 6 người/m2 thì đoàn tàu 4 toa chở được 916 người và 1.155 người cho đoàn tàu 5 toa .Tốc độ thương mại là 37km/h và tối đa 80km/h.
Theo báo cáo của ban quản lý dự án thì tính đến nay tất cả 33 dự án thành phần đã hoàn thành được 80% khối lượng. Các nhà thầu đang có nhiều nỗ lực để đảm bảo tiến độ tháng 10/2020 sẽ đón nhận các toa tầu và vào năm 2021 dự án sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác
Trong các hạng mục đoàn tham quan và làm việc thì đoàn có ấn tượng nhiều khi đến thăm dự án đề pô. Trên điện tích gồm 15 ha trong đó có 5 ha dành cho trạm bảo dưỡng, vận hành đoàn tầu với hàng loạt công nghệ thi công hiện đại bậc nhất đạt chuẩn Châu Âu.
Hạng mục nhà ga S9 mặc dù gặp rất nhiều khó khăn vì lần đầu kỹ sư, công nhân làm quen, áp dụng công nghệ khoan ngầm Sitizen, cũng như việc giải phóng mặt bằng, cũng như sự kết nối giao thông nhưng nhờ sự giúp đỡ của chuyên gia nước ngoài kỹ sư, công nhân Việt Nam đã nhanh chóng làm chủ được kĩ thuật, công nghệ mới. PGS.TS. Doãn Minh Tâm - Phó chủ tịch Hội CĐVN không nén được xúc động chi xẻ với chúng tôi rằng: “Thật may mắn là nhờ dự án Tuyến 3 mà kỹ sư, công nhân thế hệ này biết được, làm quen và dần dần làm chủ được công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay”.
Giai đoạn tiếp theo trong tương lai Tuyến 3 kéo dài từ Ga hà Nội đến Hoàng Mai và Nhổn đến Sơn Tây với tổng chiều dài 48km.
Trong lời phát biểu tổng kết chuyến dã ngoại TS. Nguyễn Văn Nhân - Phó chủ tịch Hội CĐVN đã đánh giá cao sự cố gắng của Hội đồng Khoa học Công nghệ HCĐVN trong việc tổ chức chuyến dã ngoại bổ ích này. Ông cũng cảm ơn đơn vị khách mời, Ban QLDA Đường sắt đô thị, Ban quản lý dự án Tuyến 3, các nhà thầu, tập thể kỹ sư, công nhân thi công dự án. Phó chủ tịch Nguyễn văn Nhân cũng chúc dự án hoàn thành đúng tiến độ để làm đà cho việc khởi công các dự án các tuyến Metro kéo dài vào những năm sau để Thủ đô Hà Nội mau chóng có mạng lưới Metro hoạt động hữu hiệu không chỉ ở trung tâm Hà Nội mà cả đến năm thành phố vệ tinh trong tương lại.
Chèm 5/7/2020