RA GIÊNG

2016/4/1 15:15 - LƯƠNG SƠN

Ra giêng, hai chữ nghe rất đỗi dân dã và thân quen, ta thường bắt gặp trong những câu chuyện cuối năm. Cặp từ ấy vang lên ở đâu đó, mỗi khi ta hỏi thăm về công việc đời thường, những dự định sẽ làm sau Tết Nguyên đán.

Ra giêng, hình như cái tháng giêng ở phía bên kia bức dậu giao thừa ấy mở ra một vùng không gian, thời gian rộng lớn, thoáng đãng, rộng dài hứa hẹn điều gì đó mới mẻ và đáng yêu, pha lẫn sự chờ đợi, nhớ mong.

Tất cả những gì mùa đông năm cũ, mọi người, mọi kế hoạch không thể làm kịp, chưa thực hiện được. Với những lý do về khoảng thời gian, không gian về lễ giáo, mọi điều bắt buộc phải đợi chờ nơi này, nơi kia, người này, người nọ. Người ta thường nói với nhau “vâng, phải đợi đến ra giêng”... Công việc của ra giêng có thể là của ta hay của ai đó có liên quan đến ta; như người thân, người họ nội, người họ ngoại khiến ta không thể dửng dưng.

Đó là niềm hạnh phúc được làm bố, làm mẹ của cặp vợ chồng đã làm đám cưới của năm trước. Người mẹ trẻ nghe đứa con cựa mình trong bụng, nửa niềm vui, nửa âu lo rồi đây sự vượt cạn của mình sẽ diễn ra như thế nào. Chàng trai sắp được “làm bố” cũng phấn khởi chờ đợi. Mỗi lần bà mẹ chồng hay mẹ đẻ, của người phụ nữ “chửa con so ấy”, khi có người hỏi thăm đều phô với xóm giềng rằng cháu nó phải... ra giêng.

Một sự kiện cũng vô cùng quan trọng trong đời người, đó là việc làm nhà, “lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Năm nay chưa “được tuổi”. Hãy chuẩn bị nguyên vật liệu, hẹn với thợ “ra giêng ngày tốt, giờ tốt sẽ khai móng”.

Đó là những sự việc của từng cá nhân, của từng gia đình trong cộng đồng xã hội. Còn biết bao nhiêu sự việc những diễn biến liên quan đến hai tiếng “ra giêng”. “Trăm hoa đua nở tháng giêng”... tháng giêng thiên nhiên đổi thay là thế, còn cuộc sống của con người?

“Tháng giêng là tháng ăn chơi”, câu ca xưa đến nay không còn đúng nghĩa, bởi mọi người ai nấy đều có dự định “ra giêng”. Các Công ty, công xưởng cũng có kế hoạch tháng giêng. Trong đó các anh các chị công nhân miệt mài làm việc, họ hầu hết xuất thân từ các gia đình nông dân. Ta không chỉ nhìn vào những thói hư, tật xấu của số ít người trong độ tuổi lao động, sa và rượu chè, cờ bạc...

“Ra giêng ngày rộng tháng dài”, đó là dịp các bà, các mẹ thắp hương lễ bái thành hoàng làng, các vị thần thánh ờ đình, miếu thờ... tưởng nhớ, biết ơn các vị có công với dân với nước. Tháng giêng nơi nơi nở hội, lễ hội đúng vào ngày chủ nhật thì vui và đông đúc hơn rất nhiều, trai thanh gái lịch chen vai sát cánh.

Ra giêng có biết bao gợi mở từ mỗi lòng người, từ mỗi vùng quê



GỬI Ý KIẾN
Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng và kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô

Vừa qua, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 318/KH-TTS ngày 28/02/2024, về kiểm soát tải trọng phương tiện; kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...