CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com

TBT: T.S Nguyễn Văn Nhân
PTBT: Ngô Đức Hành

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông

2019/3/29 18:7 - Xuân Nguyên

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị liên quan về tiến độ triển khai Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.



Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp với các cơ quan, đơn vị
 
Quốc hội đã có Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Trước mắt đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 08 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT.
 
Để đáp ứng tiến độ Dự án hoàn thành vào năm 2021 theo yêu cầu của Quốc hội, cần tập trung hoàn thiện thiết kế kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ GPMB và công tác lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư. Trong đó, công tác GPMB là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, quyết định đến tiến độ Dự án.
 

Ảnh minh họa
 
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ghi nhận và đánh giá cao sự nỗ lực của các Ban QLDA, từ đầu năm đến nay, Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông đang bám tiến độ theo kế hoạch đã đề ra, nhiều dự án có tiến độ tốt, có một số dự án chậm nhưng không đáng kể.
 
Tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng công việc từ nay đến cuối năm còn rất nhiều, tiềm ẩn nguy cơ chậm tiến độ. Để đảm bảo tiến độ, Bộ trưởng yêu cầu các Ban QLDA căn cứ tình hình thực tế, kinh nghiệm mở rộng QL1, QL14 và các dự án đã triển khai, đặc biệt căn cứ nhu cầu, tầm quan trọng của dự án để đề xuất cơ chế mới phù hợp để báo cáo Chính phủ, đẩy nhanh tiến độ dự án.
 
Liên quan đến công tác GPMB, tái định cư, Bộ trưởng yêu cầu các Ban QLDA phải chủ động, đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, cần thiết phải có cơ chế đặc biệt thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời giao Cục QLXD & CLCTGT làm đầu mối cùng các cơ quan, đơn vị tổng hợp báo cáo cơ chế Lãnh đạo Bộ để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
 
Bộ trưởng yêu cầu sớm công khai chi phí GPMB của từng dự án, giám đốc các Ban QLDA phải chịu trách nhiệm trước Bộ; tháng 4/2019 phải bàn giao cắm cọc GPMB, bàn giao hồ sơ thiết kế cơ bản cho địa phương; đồng thời thành lập Tổ rà soát tổng thể (do Cục trưởng Cục QLXD&CLCTGT làm Tổ trưởng); Giám đốc các Ban QLDA chịu trách nhiệm bàn giao cắm mốc GPMB cho các địa phương.
 
Bộ trưởng yêu cầu trong năm 2019 phải thực hiện công tác giải ngân theo đúng kế hoạch đã đăng ký; các vướng mắc liên quan, cũng như đề nghị của địa phương phải kịp thời tháo gỡ, giải quyết.
 
Về công tác tổ chức thi công, Bộ trưởng yêu cầu các Ban QLDA khẩn trương chỉ đạo phối kết hợp với các đơn vị liên quan đến công tác GPMB, tổ chức đấu thầu, khởi công dự án “Từ tháng 6/2019, phải có một số gói thầu khởi công, trước hết là các dự án nhà nước quản lý, các dự án khởi công phải tiến hành rà soát, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà thầu thi công” - Bộ trưởng yêu cầu.
 
Đến năm 2020, nếu không xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông hoặc đường sắt tốc độ cao thì nhu cầu vận tải trên hành lang vận tải Bắc - Nam sẽ vượt tổng năng lực của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khoảng 5,92 triệu hành khách/năm và 14,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Trong khi đó, việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao yêu cầu nguồn kinh phí rất lớn, công nghệ phức tạp, chắc chắn không thể triển khai trước năm 2025. Đồng thời, các công trình hạ tầng như cảng hàng không, cảng biển, đường thủy nội địa tuy đã được ưu tiên đầu tư nhưng còn thiếu đồng bộ, tính kết nối chưa cao, chưa đáp ứng tốt các nhu cầu,… nên chưa thể phát huy tối đa hiệu quả.

Quốc hội đã có Nghị quyết số 52/2017/QH14 ngày 22/11/2017 thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020. Trước mắt đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654 km, đi qua địa phận 13 tỉnh, thành phố; gồm 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng BOT. Đến nay, các phần việc của dự án đã được triển khai gấp rút, đáp ứng yêu cầu tiến độ, thể hiện tinh thần làm việc tập trung, quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải cùng các Bộ, ngành trung ương và các địa phương có tuyến đi qua.
 

 



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH