CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

Khuyến nghị của Chủ tịch Ngô Thịnh Đức về một số vấn đề trong đầu tư xây dựng các dự án CTGT

2014/6/10 16:24 - TCCĐ

(HKHKTCD.VN). Trong quá trình thực tế và tìm hiểu ở các công trình xây dựng giao thông trong thời gian qua, vừa qua Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Việt Nam Ngô Thịnh Đức đã có những trao đổi và khuyến nghị quan trọng gửi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng. Trang Thông tin điện tử Hội xin giới thiệu các nội dung kiến nghị của Chủ tịch Ngô Thịnh Đức.


Phối cảnh cầu Cao Lãnh - Đồng Tháp
 
 
1. Đối với các dự án: nâng cấp mở rộng QL1 (Hà Nội – Cần Thơ)

1.1.Về trắc dọc (đường đỏ)
 
Hiện nay theo tiêu chuẩn kỹ thuật được phê duyệt: thiết kế, thi công đường với tần suất là 4%, với cầu lớn là 1% - các đơn vị tư vấn, thi công đang áp dụng khá máy móc tiêu chuẩn này, dẫn đến việc tôn cao mặt đường ở nhiều đoạn tuyến, thậm chí trong khu vực qua khu dân cư (thị trấn, thị xã) dấn đến cao độ mặt đường cao hơn nền nhà dân, phức tạp trong thoát nước và nhiều bất cập khác.

Đề nghị Bộ trưởng:
 
- Cho xem xét châm chước tiêu chuẩn tần suất thiết kế 4% - mà căn cứ vào cao độ lũ 2000 có thể cộng thêm 30cm (+30cm) để kẻ đường đỏ cho tuyến, kết hợp với việc tính lại khẩu diện thoát lũ cho hệ thống cống, cầu để mở rộng khẩu độ. Hạn chế đường sau khi khi nâng cấp mở rộng bị ngập.
 
- Những đoạn tuyến đi qua khu dân cư vận dụng tiêu chuẩn đường đô thị, lấy theo cốt (cao độ) san nền để giảm thiểu tôn cao mặt đường và xử lý các vấn đề về đường cong đứng, đường cong nằm cũng phù hợp thực tế hơn.
 
- Đối với các cầu lớn cũng vậy, có thể châm chước tiêu chuẩn bán kính đường cong đứng để giảm thiểu đắp đường đầu cầu cao.
 
Các dự án nâng cấp mở rộng, hoặc cải tạo khác nói chung khi áp dụng các tiêu chuẩn đều có thể xem xét để châm chước sao cho phù hợp thực tế.
 
1.2. Về vật liệu xây dựng
 
Đây là vấn đề đã, đang và sẽ rất bức thiết để bảo đảm chất lượng và tiến độ thi công theo yêu cầu của Bộ.

Đề nghị Bộ trưởng:
 
- Yêu cầu bố trí đủ các phòng thí nghiệm hiện trường ở các gói thầu, đảm bảo hoạt động hiệu quả, trung thực, chặt chẽ. Cương quyết loại các vật liệu Sub-base và Base không đúng tiêu chuẩn ra khỏi công trình.
 
- Trong thi công lớp vật liệu này nghiêm cấm sử dụng xe ủi, xúc để rải mà dùng máy rải, trường hợp công địa nhỏ, khối lượng ít khi dùng máy san rải các lớp Sub-base và Base phải được giám sát chặt chẽ trực tiếp (vấn đề này có tác dụng khuyến cáo cho tất cả các dự án thi công đường).
 
1.3. An toàn giao thông khi thi công
 
Yêu cầu có gác chắn, biển báo hiệu (phản quang) đầy đủ, có người trực gác điều tiết giao thông trong quá trình thi công. Ban đêm phải có đèn cảnh giới báo hiệu. Những vị trí đào sâu cần chuẩn bị vật liệu sẵn để khi đào, lu và lấp mới bảo đảm thời gian thi công ngắn nhất, tránh để chênh lệch cao độ đào với mặt đường quá cao. Có thể xẩy ra tai nạn lật xe và khi mưa trở thành “hố” chứa nước, ảnh hưởng tới chất lượng công trình.
 
2. Đấu thầu xây dựng
 
Một số dự án vừa qua đã gặp phải. Đó là khi đấu thầu hồ sơ không đề cập chặt chẽ một số nội dung trong lựa chọn năng lực nhà thầu, dẫn đến các nhà thầu khi đấu thầu bỏ giá quá thấp để trúng thầu (đặc biệt với các dự án ODA) nên khi triển khai thi công đã gặp rất nhiều khó khăn, kể cả việc chọn nhà thầu phụ, dẫn đến tiến độ chậm, chất lượng hạn chế, Bộ luôn trong thế bị động.
 
Kiến nghị Bộ trưởng:
 
Yêu cầu đưa vào hồ sơ mời thầu các đơn vị được chọn là đơn vị đã thi công hoàn thành, bàn giao các dự án tương tự do Bộ GTVT làm chủ đầu tư trong 1,2 năm vừa qua (đây là giai đoạn khó khăn nhất) hoặc ít ra cụng hoàn thành trên 70% (>70%) khối lượng tương ứng ở các gói thầu tương đương. Có như vậy thì mới mong có được các nhà thầu hoặc liên danh nhà thầu đủ điều kiện thi công các dự án của ngành GTVT một cách tốt nhất có thể.
 
3. Với các Ban quản lý dự án
 
Hiện nay một số Ban vẫn trong tình trạng “trung chuyển” hồ sơ của tư vấn thiết kế lên Bộ GTVT. Mà chưa thực hiện hết trách nhiệm của đại diện chủ đầu tư trong kiểm tra, để yêu cầu tư vấn chỉnh, sửa, hoặc làm lại. Việc nghiệm thu hồ sơ khảo sát và thiết kế cũng còn thiếu chặt chẽ. Chất lượng hồ sơ thiết kế vì vậy còn hạn chế.
 
Kiến nghị Bộ trưởng:
 
Có chỉ đạo cụ thể các cơ quan bộ tiến hành kiểm tra, chấn chỉnh ở các ban quản lý dự án. Nếu có sai phạm liên tục, thì đình chỉ không giao làm đại diện chủ đầu tư các dự án nữa.

4.Đối với các dự án do các Tổng Công ty làm chủ đầu tư (Vốn ODA hoặc vốn Nhà nước)
 
Theo quy định quản lý xây dựng hiện hành: Các tổ chức này được quyền thẩm định phê duyệt thiết kế, thiết kế thi công các công trình Bộ giao chủ đầu tư. Tuy nhiên thực tế có những công trình lớn phức tạp về mặt kỹ thuật.
 
Kiến nghị Bộ trưởng:
 
Có chỉ đạo chính thức: Trong quá trình chủ đầu tư thẩm định phê duyệt thiết kế và thiết kế thi công. Bộ sử dụng các cơ quan chức năng của Bộ hoặc tốt nhất là các tổ cố vấn kỹ thuật của Bộ trưởng, các hội kỹ thuật chuyên ngành, làm việc cụ thể trực tiếp với chủ đầu tư cho từng công trình để có góp ý, trao đổi, khuyến cáo một cách khách quan và chặt chẽ giúp chủ đầu tư khi phê duyệt được tốt hơn. Đặc biệt là với các cầu lớn.



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH