Áp dụng công nghệ quét ảnh trong lỗ khoan xác định đặc điểm hệ thống khe nứt của nền đá
Đối với các công trình đặt trên nền đá, việc khảo sát đánh giá chất lượng nền đá là đặc biệt quan trọng để đưa ra những số liệu cụ thể, phục vụ tính toán độ bền, ổn định, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho công trình. Tuy nhiên, công việc này luôn gặp phải những trở ngại do đối tượng nghiên cứu bị che lấp, rất khó tiếp cận trực tiếp. Bằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ (KHCN) ngày nay nhiều phương pháp và thiết bị hiện đại đã được nghiên cứu áp dụng cho hoạt động khảo sát địa chất nhằm thu thập được những số liệu chính xác tại thực địa.
Tóm tắt:
Công tác khảo sát đánh giá chất lượng nền đá chịu lực phục vụ thiết kế cho các công trình xây dựng như thủy điện, cầu lớn, hầm & metro, công trình ngầm... là rất quan trọng đã được quy định trong các tiêu chuẩn kỹ thuật. Công việc đánh giá này cần được tiến hành theo một trình tự nghiên cứu chặt chẽ bao gồm: i) xác định đặc điểm kiến tạo địa chất tại vị trí xây dựng bao gồm hệ thống các khe nứt, vết đứt gãy địa tầng ngoài thực địa; ii) khoan thăm dò thu thập mẫu đá; iii) thí nghiệm hiện trường và iv) thí nghiệm trong phòng. Chỉ số chất lượng của khối đá sẽ là cơ sở tính toán độ bền, ổn định đảm bảo an toàn cho công trình. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, các thông số quan trọng như phương vị, góc dốc, mô đun khe nứt, độ mở của khe nứt, chỉ số RQD v.v... của nền đá có thể bị đánh giá thiếu chính xác do không trực tiếp đo đạc được cấu trúc địa tầng theo chiều sâu dẫn đến kết quả đánh giá chất lượng nền đá bị sai lệch. Để khắc phục những sai số trong việc thu thập số liệu nêu trên, phương pháp quét ảnh trong hố khoan đã được nghiên cứu và phát triển.
Bài báo này tập trung phân tích những ưu điểm của phương pháp quyét ảnh và kết quả áp dụng thực tế tại công trình thủy điện Bản Vẽ, tỉnh Nghệ An, Việt Nam.
Từ khóa: Quyét ảnh, Khoan khảo sát, Quan trắc, BIPS, RQD.
Abstract:
The survey and evaluation of supporting bed-rock quality to serve the design of construction works such as hydroelectric power, large bridge, tunnel & metro, underground works, etcare very important and have been specified in the technical standards. This evaluation work needs to be carried out with a strict research system that includes: i) Determining features of tectonic process including crack, fault systems at site;ii) Drilling and core collection; iii) Field experiment; iv) Laboratory experiment. From that, rock mass quality index will be the base for resistance and stability calculation to assure the safety of structure. However, during the survey process, some important parameters such as azimuth, dip and strike, crack modulus, crack width, RQD index of rock foundation are often evaluated incorrectly because the structure in depth may not be monitored directly, which leads to the deviations in evaluation of rock foundation. To improve the deviations during data collecting process at site, the borehole scanning method has been studied and developed.
This paper will mainly focus on analysis of the advantages of this method and the application result at Ban Ve hydropower in NgheAn, Vietnam.
Keywords: Earth Scanning, Borehole Survey, Monitoring, BIPS, RQD.
NGUỒN:
Ts. T. KANNO; Ks. PHẠM VĂN CÔNG; Ks. TRẦN HỮU MINH - Kawasaki Geological Engineering Co., Ltd, (KGE), Japan
Ths. NGUYỄN ĐÌNH THÀNH; Ks. NGUYỄN VĂN ĐỨC; KS. NGUYỄN NAM DƯƠNG - Công ty Tư vấn xây dựng Nhật Việt (VJEC)
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 11 Năm 2016