BÀN VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHI TÍNH ĐỘ LÚN CỦA CỌC ĐẤT GIA CỐ XI MĂNG THEO QUAN ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH HIỆN NAY VÀ SO SÁNH VỚI SỐ LIỆU QUAN TRẮC THỰC TẾ CÔNG TRÌNH
Tóm tắt:
Nội dung bài báo nhằm phân tích đi sâu và làm sáng tỏ các kết quả quan trắc thực tế độ lún tại Dự án đường vành đai Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành Đai Ngoài TP. Hồ Chí Minh so với các kết quả tính toán thiết kế theo các phương pháp khác nhau.
Abstract:
This content articlesare deeply going to analyze and interpret the reality monitoring results deformation at Tan Son Nhat - Binh Loi Vanh Dai Ngoai project in Ho Chi Minh City, compared with the results of design calculations according to different methods.
1. MỞ ĐẦU
Hiện nay, công nghệ xử lý nền đất yếu cho công trình đường và xây dựng dân dụng ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung đã rất phổ biến. Quy trình của Việt Nam về công nghệ cọc đất gia cố xi măng còn nhiều vấn đề về tính toán thiết kế chưa cụ thể (mô hình tính lún), công tác thí nghiệm nén tải tĩnh của cọc đất gia cố xi măng còn vay mượn của cọc bê tông. Trong thực tế, rất nhiều đơn vị thiết kế tính lún và khả năng chịu tải của cọc là khác nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở khoa học về độ lún của cọc đất gia cố xi măng theo công nghệ cọc ướt một cách tường minh có ý nghĩa thực tiễn trong khoa học và đặc biệt là trong ngành giao thông vận tải.
NGUỒN:
TS. PHẠM VĂN HÙNG - Phân viện Khoa học công nghệ GTVT phía Nam
KS. ĐỖ NHÂN TRƯỜNG - Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 - Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 1 + 2 Năm 2016