MÔ HÌNH TỔ CHỨC ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG
MÔ HÌNH TỔ CHỨC ĐIỂM TRUNG CHUYỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG CỦA CỘNG HOÀ PHÁP VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG CHO TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ CÁT LINH - HÀ ĐÔNG NHẰM CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
Tóm tắt:
Thành phố Hà Nội, sau khi mở rộng năm 2008, đã có quy hoạch và bước đầu xây dựng các tuyến đường sắt đô thị nhằm đa dạng hóa các loại hình giao thông cộng cộng, từng bước thay thế giao thông cá nhân. Tuyến Cát Linh - Hà Đông (tuyến số 2A) sau nhiều lần điều chỉnh tiến độ, sẽ là tuyến đầu tiên đưa vào khai thác, dự kiến năm 2017.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi nêu vấn đề về hiện trạng tính tiếp cận đến các điểm trung chuyển (ĐTC) vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), các khái niệm - thuật ngữ và cơ sở lý luận cho việc tổ chức điểm trung chuyển VTHKCC trong mối quan hệ với quy hoạch đô thị (các mô hình kịch bản phát triển), từ đó nêu lên một số định hướng nhằm cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận đến các điểm trung chuyển đường sắt đô thị, cụ thể tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Từ khóa: đường sắt đô thị, điểm trung chuyển, vận tải hành khách công cộng.
Summary: Hanoi, after expansion in 2008, has been planning and initially constructing urban rail lines in order to diversify models of public transportation, gradually replacing private ones. Line Cat Linh - Ha Dong (line 2A) will be the first one being put into operation expected in 2017, subsequent to several adjustment on completion schedule. In the framework of this article, we demonstrated the current situation of approaching issue to the transit point of public passenger transport (PPT), the concepts - terminologies and ideology for the organization of transit point of PPT in relation to urban planning scenarios of modeling development), accompanied by some orientations for the purposes of improving and enhancing the accessibility to the urban rail transit point in general and Cat Linh - Ha Dong line in specific.
Keywords: Urban rail line, transit point, public passenger transport.
1. TỔNG QUAN:
Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 8 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài gần 300 km. Hệ thống UMRT (Urban Mass Rapid Transit - Vận tải đô thị khối lượng lớn, tốc độ cao) gắn kết với xe buýt sẽ tạo thành các trục vận tải chính của thành phố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
NGUỒN:
TS. Tống Ngọc Tú Giảng viên Khoa Kiến trúc & Quy hoạch Trường Đại học Xây dựng
TS. Nguyễn Việt Phương Giảng viên Khoa Cầu đường Trường Đại học Xây dựng
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 9 Năm 2016