NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT DẠNG ĐƯỜNG CONG CHUYỂN TIẾP MỚI THEO QUAN ĐIỂM TRƠN VÀ LIÊN TỤC CỦA GIA TỐC LY TÂM
Tóm tắt: Đường cong chuyển tiếp là một đường cong nằm để đảm bảo sự chuyển tiếp dần dần từ đoạn đường thẳng vào đoạn đường cong tròn. Hơn nữa, nó là một đường cong có bán kính chuyển dần từ vô hạn tới bán kính của đường cong tròn. Trong thiết kế đường, dạng đường cong Clothoid, parabol bậc ba hoặc dạng hình sin được sử dụng phổ biến để thiết kế đường cong chuyển tiếp. Tuy vậy, những dạng đường cong này chỉ đảm bảo được điều kiện liên tục của gia tốc ly tâm, điều kiện trơn tại các điểm liên kết chưa được quan tâm một cách thỏa đáng, đặc biệt trên đường cao tốc, đường đua công thức một hoặc đường sắt cao tốc. Bài báo đề xuất một quan điểm thiết kế đường cong chuyển tiếp hoàn toàn mới dựa trên cả hai điều kiện trơn và liên tục của gia tốc ly tâm.
Từ khóa: Đường cong chuyển tiếp; Gia tốc ly tâm; Thiết kế đường.
Abstract: Transition (spiral) curve is a horizontal curve to allow transition from a straight alignment to a circular curve gradually. Moreover, it is a curve which connects an infinite radius and circular curve radius. In road design, Clothoid, cubic parabola or sinusoidal curve forms are usually used for transition curve. However, these curve forms only provide the continuous condition of centrifugal acceleration, the smooth condition at connection points is not properly considered, especially in expressway, formula one circuit or express railway. This paper proposed a new design conception of transition curve based on the both of smooth and continuous conditions of centrifugal acceleration.
Keyword: Transition curve; Centrifugal acceleration; Road design.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đường cong chuyển tiếp là một phần của tuyến đường. Có nhiều loại đường cong chuyển tiếp đang được sử dụng hiện nay, nổi bật là đường cong chuyển tiếp dạng Clothoid. Đường cong chuyển tiếp loại này là đường cong có bán kính chuyển dần từ vô cùng tới giá trị bán kính của đường cong tròn, nhờ đó không tạo ra một sự thay đổi đột ngột về lực ly tâm, góp phần đảm bảo tính êm thuận và an toàn xe chạy. Ngoài ra, việc sử dụng đường cong chuyển tiếp có thể nâng cao tính thẩm mỹ của đường ôtô.
NGUỒN:
TS. Nguyễn Minh Khoa; TS. Đào Phúc Lâm; KS. Hoàng Trung Dũng - Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 9 Năm 2017