Cầu Vĩnh Tuy nứt: Ứng nghiệm cảnh báo công trình 1000 năm

2014/3/22 11:46 - Lam Lam

TS Nguyễn Xuân Thủy cho biết, trước dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long, ông đã có tâm thư cảnh báo chất lượng các công trình Hà Nội.

Thực tế đã ứng nghiệm
 
Ông không ngạc nhiên khi dư luận phản ánh trụ cầu Vĩnh Tuy, một trong những công trình trọng điểm dịp đại lễ đang bị nứt hàng loạt. Điều này đã củng cố những chứng lý mà ông từng cảnh báo về chất lượng các công trình xây dựng tại Hà Nội.
 
Ông cho biết, mặc dù không điểm thẳng mặt cầu Vĩnh Tuy nhưng đây cũng là một trong những công trình đã được ông cảnh báo. Cầu Vĩnh Tuy là cây cầu vĩnh cửu, thì chỉ số an toàn phải cao, người ta phải tính cả lực động, lực xung động, chấn động của của đất… để công trình tương ứng với số sắt thép, xi măng, cũng như các loại công nghệ cao để thi công.
 

Đã có cảnh báo về chất lượng cầu Vĩnh Tuy cách đây 4 năm
 
Đặc biệt, vị trí quan trọng nhất của cây cầu là “tập trung vào phần trụ cầu”, vì nó phải hứng chịu các lực kể trên, nên hệ số an toàn càng phải cao. Ông cho rằng, nguyên nhân nứt trụ cầu là do thi công.
 
Đây chính là vấn đề, khiến ông lo ngại và có tâm thư gửi Hà Nội để cảnh báo về chất lượng các công trình xây dựng trọng điểm nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long.
 
Như vậy, cho tới nay đã hơn 4 năm sau lời cảnh báo và ông cho biết “không thể ngờ được chất lượng các công trình lại ứng nghiệm một cách quá đúng với những gì ông đã cảnh báo trước đó”.
 
Đầu tiên TS Thủy nhắc tới là tuyến đại lộ Thăng Long, vì đẩy nhanh tiến độ cho kịp ngày đại lễ mà giờ nó vỡ, nát và đã bị dư luận nói tới rất nhiều.
 
Tiếp sau nữa là bảo tàng Hà Nội, chất lượng cũng bị đào xới nhiều, không thể chấp nhận được, cho tới hiện nay thì cũng không có hiện vật để mà trưng bày.
 
Công trình tiếp theo là Công viên Hòa Bình, từ thực tế cho thấy nó hoàn toàn đúng với những gì ông đã cảnh báo. Cầu Vĩnh Tuy chính là công trình tiếp theo.
 
Vị chuyên gia ngành giao thông khẳng định, những cảnh báo của ông không đơn giản chỉ dựa vào cảm tính mà nó được nhìn nhận bằng kinh nghiệm, bằng trải nghiệm, những chứng lý cụ thể.
 
Ông lấy những chứng cứ cụ thể cả vĩ mô và vi mô. Về vĩ mô, công tác quản lý đang là một rào cản. Hà Nội không có bước đột phá, hạ tầng giao thông không phát triển bao nhiêu. Thậm chí, giao thông công cộng của Hà Nội còn được coi là một trong những nước yếu kém nhất thế giới.
 
Một thành phố với 7 triệu dân nhưng không có được một mét đường sắt đô thị mà hoàn toàn phải phụ thuộc vào xe buýt. Tắc đường đổ lỗi cho người dân, cơ sở hạ tầng yếu kém lại quay sang cấm, thu phí…
 
Thưa hai, những tuyến đường do Hà Nội thi công đều rất yếu kém, chậm chạp, chất lượng thấp. Nếu so sánh Hà Nội với TP.HCM, Đà Nẵng có thể thấy ngay họ đã làm tốt hơn hẳn.
 
Ông lấy ví dụ từ thực tế, chất lượng công trình đường quốc lộ 32, đường vành đai 3, vấn đề quản lý công viên thống nhất… tất cả đều có vấn đề về cả chất lượng và quản lý.
 
Đó chính là cơ sở để chứng minh nhân lực, năng lực của Hà Nội đang có vấn đề. “Có tới 90% chất lượng các công trình nếu để Hà Nội thi công đều không đạt chất lượng”, TS Nguyễn Xuân Thủy cho biết.
 
 
Hà Nội cần lắng nghe
 
TS Nguyễn Xuân Thủy khẳng định, với trách nhiệm là một người công dân, khi nhìn thấy những điều đó buộc ông phải đưa ra những cảnh báo và qua 4 năm thực tế đã chứng lời ông nói là có cơ sở.
 
Ông còn cho biết, chỉ cần sau đại lễ 1000 năm Thăng Long, tất cả những yếu kém của Hà Nội sẽ được bộc lộ hết.
 
Cụ thể ông đưa ra cảnh báo trực tiếp tới bí Thư thành ủy Phạm Quang Nghị, ông nói “tất cả những công trình Hà Nội làm đều có vấn đề, bí thư phải theo dõi, đốc thúc, những công trình giao cho Hà Nội. Nếu ông không tin, sau dịp kỷ niệm 1000 năm ông sẽ thấy rõ chất lượng của các công trình đó và ông có thể đánh giá thực chất chất lượng đội ngũ cán bộ của ông”.
 
TS Thủy cho biết, ông không hy vọng Hà Nội sẽ lắng nghe cả 10 lời ông nói, nhưng nếu nghe lấy một lời mà chỉ đạo rà soát có lẽ chất lượng các công trình đã không đến mức tệ như hiện nay.
 
Đã 4 năm gửi tâm thư tới nay ông vẫn chưa nhận được một tín hiệu phản hồi từ phía lãnh đạo HÀ Nội, nhưng một lần nói không nghe, hai lần nói, ba lần nói… sẽ phải thấm vào đầu và buộc những người có trách nhiệm phải lắng nghe.
 
Sau vụ việc lật cầu treo Chu Va 6, Lai Châu vừa mới xảy ra vùi lấp biết bao mạng người. Hay như vụ sập cầu Cần Thơ, TS Thủy cho rằng đó là sự cẩu thả, coi thường mạng sống của người dân và ông đưa ra những cảnh báo để mong muốn Hà Nội không lặp lại một kịch bản thương tâm tương tự.
 
TS Nguyễn Xuân Thủy nhận định, một cây cầu vĩnh cửu mới chỉ đi vào sử dụng vài năm mà đã bị nứt trụ cầu như vậy đã là điều thực tế “ít xảy ra” và rõ ràng chất lượng đang có vấn đề.
 
Từ đây cần phải xem lại đơn vị thi công, nhà đầu tư có ý kiến gì về việc này, và họ phải giải trình, rồi chịu trách nhiệm chứ “không thể bỏ qua được”.
 

Ông cho biết, “ lãnh đạo Hà nội phải nhìn nhận lại trách nhiệm của mình và tất cả những người gây ra điều này phải chịu trách nhiệm trước xã hội. Cụ thể là mất chức hoặc phải giáng chức, điều chuyển xuống chứ không phải đề bạt lên”, TS Thủy nói. 



GỬI Ý KIẾN
Hà Nội: Tăng cường công tác kiểm soát tải trọng và kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô

Vừa qua, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 318/KH-TTS ngày 28/02/2024, về kiểm soát tải trọng phương tiện; kiểm tra, xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...