THỰC TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VĨNH LONG - MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vĩnh Long là một trong 13 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long - vùng trọng điểm nông nghiệp và an ninh lương thực của cả nước. Trong những năm qua, được sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước; Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (GTVT). Nhờ đó, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển, góp phần bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giảm nhẹ thiên tai, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống nhân dân, xoá đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền trong tỉnh Vĩnh Long.
Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT cũng ngày càng lớn và đa dạng. Ngoài nguồn lực của Nhà nước, Vĩnh Long đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới và đóng góp tự nguyện của nhân dân vào phát triển kết cấu hạ tầng GTVT nông thôn. Các hình thức đầu tư, xây dựng, vận hành, kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng.
Tuy nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng GTVT ở Vĩnh Long vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém tính kết nối, hiện đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển.
Do vậy, đánh giá đúng thành tựu, chỉ ra những nguyên nhân ưu điểm, khuyết điểm; rút ra những kinh nghiệm thực hiện công tác lãnh đạo xây dựng hạ tầng giao thông của Tỉnh uỷ Vĩnh Long. Từ đó, xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Vĩnh Long đối với xây dựng hạ tầng GTVT trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết.
Nguồn:
TRẦN HOÀNG TỰU - Giám đốc Sở GTVT Vĩnh Long
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 4 năm 2015