CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

TÍNH TOÁN THANH THÉP TRUYỀN LỰC GIỮA CÁC TẤM BÊ TÔNG XI MĂNG MẶT ĐƯỜNG

2015/11/23 11:18 - TS. NGUYỄN ANH TUẤN; ThS. LÊ XUÂN QUANG


Tóm tắt:

 

Có nhiều phương pháp tính thanh truyền lực giữa các tấm bê tông xi măng (BTXM) mặt đường. Trong bài viết này, tác giả đề xuất một cách mới tính toán đường kính thanh thép truyền lực, trên cơ sở sử dụng chương trình TC32RP.

 

Abstract:

 

There are many methods for calculating dowels in rigid pavement. In this article, the author based on TC32RP programes to propose a new method to calculate dowels in concrete pavement.

 

Từ khoá: Tấm BTXM, thanh truyền lực.

 

1. Đặt vấn đề nghiên cứu

 

1.1. Cấu tạo mặt đường bê tông xi măng

 

Mặt đường BTXM không cốt thép đổ tại chỗ có đặc điểm là mặt đường được phân thành các tấm (hình 1). Các tấm được đặt trên lớp cách ly để giảm ứng suất nhiệt và khắc phục các hiện tượng co dãn do thay đổi nhiệt độ gây ra nứt tấm trong điều kiện tấm bê tông không có cốt thép chịu lực (chỉ có thép làm thanh truyền lực tại khe nối). Các khe co, khe dãn, khe dọc phải có cấu tạo đảm bảo cho tấm co dãn tự do, đồng thời phải cấu tạo thanh thép truyền lực để đảm bảo truyền lực từ tấm này sang tấm khác khi tải trọng tác dụng gần mép tấm, (hình 2).

 

Tấm BTXM mặt đường phải có cường độ cao để chống nứt và chống mòn, chiều dày do tính toán mà có. Các lớp móng phải có tính toàn khối và chịu lực tốt, đủ ổn định với nước, tiếp xúc tốt với đáy tấm và không tích lũy biến dạng dẻo. Lớp đáy móng và nền đất phải có sức chịu tải tốt, tạo được “ hiệu ứng đe” đảm bảo chất lượng đầm nén các lớp móng phía trên và ngăn chặn ẩm thấm từ dưới lên móng.

 

NGUỒN:

 

 TS. NGUYỄN ANH TUẤN

 

ThS. LÊ XUÂN QUANG 

 

Trường Đại học Công nghệ GTVT

 

 

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 11 năm 2015



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH