DỰ BÁO ĐẶC TÍNH ĐỘ RỖNG DƯ VÀ KHẢ NĂNG THOÁT NƯỚC MẶT CÒN LẠI CỦA LỚP MẶT BÊ TÔNG NHỰA TUYẾN CAO TỐC TP. HỒ CHÍ MINH - LONG THÀNH - DẦU GIÂY
Tóm tắt: Đặc tính độ rỗng dư (Va) và thoát nước bề mặt cho lớp tạo nhám trên các tuyến cao tốc là yếu tố cần quan tâm đặc biệt, vì càng duy trì ổn định các thuộc tính này thì việc đi lại của các phương tiện trên đường cao tốc với tốc độ cao càng an toàn hơn, đặc biệt là vào mùa mưa. Bài báo đề cập đến công tác dự báo đặc tính độ rỗng dư và khả năng thoát nước mặt còn lại của lớp vật liệu bê tông nhựa mặt đường tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây. Từ kết quả dự báo này có thể lên kế hoạch duy tu - bảo dưỡng định kỳ và giải pháp công nghệ khắc phục lớp mặt nhằm duy trì chất lượng phục vụ của lớp vật liệu mặt đường này.
Abstract:
Air voids characteristics (Va) and surface water drainage for textured layers on the expressway are factors that need special attention, so as to maintain stability of this attribute, the movement of vehicles on highway at high speed as safer, especially during the rainy season. The article refers to the forecast air voids characteristics and abilities of the remaining surface water drainage material layer of asphalt concrete pavement expressway HCMC - Long Thanh - Dau Giay. From the results of this forecast, maintenance and technology solutions overcoming the surface layer can be planned in order to maintain the service quality of the road surface material layer.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đặc tính khai thác của bê tông nhựa lớp tạo nhám mặt đường ô tô gồm độ nhám, độ rỗng dư (Va) và độ hút nước bề mặt (Kv) vật liệu. Chỉ tiêu độ rỗng dư và độ hút nước bề mặt là hai trong ba đặc tính khai thác có ý nghĩa rất quan trọng đối với BTN (bê tông nhựa) lớp tạo nhám trên các tuyến đường có tốc độ cao (V > 65km/h), đặc biệt trên tuyến cao tốc; do đó việc duy trì khả năng làm việc của hai chỉ tiêu này góp phần rất lớn nâng cao độ an toàn chạy xe khi trời mưa to.
Việc xem xét độ rỗng dư và độ hút nước bề mặt tại hiện trường là công việc hết sức nguy hiểm và khó khăn do tập trung các phương tiện tốc độ cao qua lại. Do vậy tác giả bài báo đề xuất thực nghiệm trong phòng với vật liệu thí nghiệm được lấy từ thiết kế lớp mặt BTN tạo nhám tuyến cao tốc TP. HCM - LT - DG.
NGUỒN:
TS. Nguyễn Phước Minh - Bộ môn Đường bộ - Đường sắt Trường Đại học Giao thông Vận tải Phân hiệu TP. Hồ Chí Minh
Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 4 Năm 2017