CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

Cạnh tranh Ô tô … trăn trở Câu chuyện “Thuế” và “giá xe”

2015/12/9 10:40 - TB

"Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có quy mô thị trường nhỏ, giá xe cao, công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển thì doanh nghiệp trong nước liệu có thể cạnh tranh được với xe nhập khẩu?"


Theo thông tin tại Hội thảo “Thực trạng và chính sách phát triển công nghiệp ô tô” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức sáng 8-12, So sánh với các nước có nền công nghiệp ô tô phát triển trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipines, mặc dù Việt Nam có mức tăng trưởng lớn nhưng quy mô vẫn thấp nhất, giá xe Việt Nam cao hơn các nước khác, có những dòng xe cao hơn từ 60-80%. Chi phí sản xuất ô tô trong nước hiện lớn hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.

“Thuế, phí đánh vào ô tô của Việt Nam còn lớn với nhiều loại thuế khác nhau. Bên cạnh đó, thuế của Việt Nam giảm chậm, trong khi các nước ASEAN đã giảm về 0% gần hết” – Đại diện Bộ Công thương chia sẻ.

Sản xuất trong nước có nhiều điểm bất lợi, dẫn đến chi phí sản xuất cao hơn, chỉ có lợi thế ở chi phí lao động thấp hơn, nhưng không đáng kể. Chính vì vậy, cần có nhiều giải pháp để cắt giảm chi phí sản xuất trong nước.Vì thế, để nâng cao khả năng cạnh tranh, Việt Nam cần giảm giá bán và cắt giảm chi phí sản xuất, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia mạng lưới sản xuất khu vực và thế giới, tuân thủ các cam kết quốc tế.

Hiện mỗi ô tô tại Việt Nam, cụ thể với dòng xe con dưới 9 chỗ, phải chịu 3 loại thuế bắt buộc là thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp tại Việt Nam hoặc thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc với mức cao nhất lên tới 70%; thuế tiêu thụ đặc biệt từ 45 - 60% tuỳ dung tích xe; thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%. Ngoài ra, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng được tính vào giá xe. Riêng về thuế tiêu thụ đặc biệt, theo một báo cáo từ Bộ Tài chính, so với 9 nước ASEAN thì mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô từ 9 chỗ trở xuống có dung tích xi lanh dưới 2.000 cm3 ở Việt Nam là 45% cao hơn so với mức trung bình của 4 nước: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thúy (Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp, Bộ Công Thương), một trong những nhóm chính sách quan trọng là chính sách thuế. “Cần giảm nhanh thuế nhập khẩu phụ tùng linh kiện về 0; cho phép một số nguồn phụ tùng linh kiện nguồn ASEAN chưa đáp ứng được tiêu chuẩn tỷ lệ nội địa hóa nội khối được hưởng 0% có thời hạn; cho phép doanh nghiệp chế xuất phụ tùng linh kiện ô tô được cung cấp cho doanh nghiệp trong nước”.

Đồng thời, để phát triển thị trường lành mạnh, tránh tăng trưởng quá nóng thì cần tính toán giảm thuế tiêu thụ đặc biệt một cách hợp lý. sự bất lợi về chi phí sản xuất của các nhà sản xuất trong nước đến từ 3 yếu tố; trong đó quy mô thị trường nhỏ là yếu tố khách quan, nhưng có yếu tố chủ quan đáng kể hơn cả là chính sách thuế bất hợp lý. Đại diện Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) ý kiến.

Câu chuyện về thuế bao giờ mới kết thúc, ước mơ về việc sở hữu một sản phẩm ô tô trong nước giá cả, chất lượng phù hợp túi tiền của Việt Nam dường như đang là nỗi trăn trở, tương lai của ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đang chờ đợi rất lớn vào các chính sách thuế và lệ phí của Chính phủ. Trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt đóng vai trò rất quan trọng.



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH