Các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế ở phía bắc miền trung có 6 tuyến Quốc lộ 7, 8, 9, 46, 48 và 49. Tất cả đều có những đặc điểm tương đồng là cùng bắt đầu từ Quốc lộ 1A vượt qua biên giới Việt - Lào và đều có điềm đến là dãy núi Trường Sơn, trong đó có nhiều tuyến xuyên qua biên giới Việt là và cuối cùng là sông Mê Kông. Tạp chí Cầu đường Việt Nam đã giới thiệu các Quốc lộ 7, 8, 9, 46 và 48 là tuyến đường tạo điều kiện cho nước bạn Lào vươn ra biển gần và thuận tiện hơn. Bây giờ tiếp đến là Quốc lộ 49, là tuyến quốc lộ cuối cùng của khu vực miền Trung lên các tỉnh Tây Nguyên.
Quốc lộ 49 từ cửa biển Thuận An Huế đến biên giới Việt Lào : dài 97 km .
Đường rộng từ 8 đến 9m, đã được gia cố các taluy, nắn lại các vòng cua và nâng cấp lại hệ thống cầu trên tuyến.
QL49 là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là cầu nối giữa TP Huế với biển Thuận An và là tuyến nối Huế với vùng núi A Lưới.
- Thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang là đô thị loại 4, thị trấn các trung tâm thành phố Huế 12km. Bãi tắm Thuận An (cách TP.Huế khoảng 12 km) với bãi cát dài và trắng mịn, là nơi nghỉ ngơi và tắm biển của nhiều du khách. Thị trấn còn là điểm đầu của quốc lộ 49B.
- Trên trục đường này, tại làng Thanh Thủy Chánh, có một ngôi nhà bằng gỗ được dựng qua con mương với lối kiến trúc độc đáo đó là cây Cầu ngói Thanh Toàn. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Từ cây cầu ngói này đi tiếp khoảng 8km là đến thành phố Huế.
Thành phố Huế là đô thị cấp quốc gia của Việt Nam và cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn (1802 - 1945). Thành phố Huế có nhiều tên gọi: Năm 1307 sau khi vua Chiêm dâng Châu Ô và Châu Rí, vua Trần Anh Tông đã gom 2 châu thành phủ Thuận Hóa. Bắt đầu từ năm1626 trở đi. 9 đời chúa Nguyễn đã lấy Phú Xuân làm phủ. Vua Quang Trung lên ngôi Hoàng đế lấy Huế làm kinh thành, Năm 1802, sau khi thống nhất Việt Nam, vua Gia Long đã “đóng đô ở Phú Xuân và cũng gọi đây là Kinh sư. Kinh đô Huế có từ đó cho đến tháng 8 năm 1945.
Khi chọn Huế làm kinh đô, vua Gia Long đã cho xây dựng dạng kinh đô có tính phòng thủ: xây dựng một loạt tường thành, cung điện, công sở, đồn lũy ở bờ bắc sông Hương như Kinh Thành cùng với các phòng, bộ nha viện trong kinh thành, các công trình phòng thủ quân sự dọc bờ sông Hương và cửa biển Thuận An. Có lẽ tự ngày xưa trục đường bộ đã hình thành, bây giờ được gọi là quốc lộ 49. Kinh thành Huế được xây theo lối Vauban từ các nước phương Tây, đồng thời tuân thủ theo nguyên tắc địa lý phong thủy phương Đông. Cũng trong khoảng thời gian này, Huế đã tự hình thành cho mình một phong cách xây dựng lăng tẩm riêng theo phong cách triết học có sự chi phối của phong thủy địa lý, kết hợp phong cách nhà vườn Huế với phong cách cung đình Huế như ở các khu lăng tẩm tiêu biểu của vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức và Đồng Khánh.
Ngoài các công trình trên, giai đoạn này cũng là giai đoạn nhiều chùa quán, đền miếu được xây dựng trùng tu với bốn ngôi quốc tự Thiên Mụ, Giác Hoàng, Diệu Đế, Thánh Duyên và quốc quán Linh Hựu cùng với nhiều chùa chiến đền miếu nhỏ khác... Đoạn Thuận An qua trung tâm phía Nam thành phố Huế, giao tuyến tránh quốc lộ 1A phía Tây thành phố Huế tại đường Điện Biên Phủ tại khu vực lăng vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy. Lăng Khải Định được xây dựng một khối hình chữ nhật vươn lên ở một độ cao, có nhiều bậc cấp đi lên cổng lăng. Lăng không xây theo phong cách Á Đông mà được pha trộn nhiều kiểu kiến trúc của. Ấn Độ, châu Âu, Phật giáo... tạo phong cách độc đáo mới lạ. Qua cầu Tuần trên sông Hương, Cầu Tuần dài trên 410m, là cầu vĩnh cửu với kết cấu dầm hộp bê tông đúc hẫng, do cán bộ công nhân Công ty Cầu 12 thuộc TCT XDCT Giao thông 1 (Cienco1) trúng thầu thi công vào năm 2002. Quốc lộ 1A mới giao Quốc lộ 49 và trước khi đi tiếp lên vùng núi tại Hương Thọ, thì đoạn đầu đường ngã ba Băng Lãng này là khu vực thuộc núi Cẩm Khê nơi tọa lạc lăng vua Minh Mạng hay còn gọi là Hiếu Lăng...
Khác với lăng Khải Định luôn phá cách trong kiến trúc, lăng Minh Mạng có bố cục cân bằng đối xứng, xung quanh một trục kiến trúc là đường thần đạo, đi qua cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, cổng (Hiển Đức môn), điện thờ (thờ vua Minh Mạng và Hoàng hậu), lại có các hồ bao quanh, có cổng tam quan và cuối cùng mới là mộ của vua Minh Mạng, làm cho toàn bộ quần thể lăng uy nghiêm mà vẫn hài hòa với thiên nhiên. Quốc lộ 49 giao với đường Hồ Chí Minh tại xã Sơn Thủy, cách thị trấn A Lưới chừng 5km về hướng Tây Bắc. A Lưới là một huyện miền núi biên giới của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tiếp giáp với Lào ở phía Tây. Về mặt giao thông, nó được nối với thành phố Huế bằng Quốc lộ 49, là một quốc lộ rất hiểm trở có ba đèo cao và vực sâu, trong đó đèo Kim Quy dài 16 km. Từ đầu tuyến Quốc lộ 49 tại Thuận An đến thành phố Huế và lên đến vùng núi A Lưới có nhiều công trình giao thông được xây dựng như:
Cầu Thuận An mới được xây từ sau năm 2000 do Công ty cầu 1 Thăng Long thi công, cầu Tràng Tiền được xây dựng từ thời Pháp, cầu Phú Xuân được xây dựng vào năm 1970, cầu đường sắt Bạch Hổ được các Công ty cầu 1 Thăng Long xây vào năm 1998, cầu đường bộ Bạch Hổ mới, do các đơn vị thi công là CTC P Đường sắt, Công ty Cầu 1 Thăng Long và Liên danh CTC P Quản lý đường bộ và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế cùng công ty Cơ khí và xây dựng công trình Thừa Thiên Huế, cầu vừa được hoàn thành vào tháng 4 năm 2012. Còn tuyến đường Hồ Chí Minh qua qua nhiều tỉnh trong đó có huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) là công sức của nhiều đơn vị của các ngành: GTVT , Quốc Phòng, Xây dựng và các địa phương tham gia, đã và đang trở thành trục đường chiến lược cho vùng rừng núi thuộc dải Trường Sơn phía tây Việt Nam suốt từ Bắc và Nam. Quốc lộ 49B Là tuyến đường ven biển dài gần 105km, được bắt đầu từ điểm giao với Quốc lộ 1A tại đầu làng Mỹ Chánh thuộc xã Hải Chánh tỉnh Quảng Trị bên dòng sông Ô Lâu. Trục đường đi về hướng biển men theo sông Ô Lâu, đến ngã tư chợ Thanh Hương, đi theo hướng Đông Nam qua các địa danh: Chợ Đại Lộc xã Điền Lộc, đến cầu Ca Cút xã Quảng Thanh, huyện Quảng Điền.Tiếp tục đi theo hướng đập Thảo Long tại xã Hương Phong huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế. Qua đập Thảo Long Quốc lộ 49B giao với quốc lộ 49 tại thôn Tân Dương thị trấn Thuận An.
Qua cầu Thuận An, Quốc lộ 49B đi tiếp theo hướng ven biển từ xã Phú Thuận rồi qua cầu Tư Hiền, nơi nối đầm Cầu Hai thông ra biển. Con đường men theo đầm Cầu Hai giao với Quốc lộ 1A tại chân đèo Phước Tượng, xã Lộc Trì huyện Phúc Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đặc điểm của trục Quốc lộ 49B là men theo bờ biển, trong đó có trên một nửa chiều dài qua phá Tam Giang, đầm Sam, đầm Chuồn, đầm Thủy Tú, đầm Đá Bạc, đầm Cầu Hai... nối liền một mạch từ tỉnh Quảng Trị vào Thừa Thiên Huế. Nơi đây có là vùng đầm phá rộng nhất châu Á. Quá trình hình thành các làng xã nơi đây cũng là trên 300 năm. Riêng phá Tam Giang được trải dài khoảng 24 km, từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương là một trong những đầm phá lớn ven bờ biển của Việt Nam. Được biết ngày xưa phá Tam Giang cùng với sông Hương, là đường thủy chính từ ngoài Bắc vào kinh thành Huế. Trên tuyến quốc lộ này có các công trình giao thông vượt sông quan trọng như: Cầu và đập Thảo Long, cầu Thuận An và cầu Tư Hiền… Tất cả đều do cán bộ công nhân Công ty cầu 1 Thăng Long thuộc TCT XD Thăng Long thi công. Riêng cầu Tư Hiền ngoài công ty cầu 1 Thăng Long thi công còn có các công ty tham gia: CP Xây dựng Công trình đường sắt, xây dựng Cầu 75 và cổ phần quản lý và sửa chữa đường bộ Thừa Thiên - Huế