CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

Siêu dự án đường bộ: Tuyến đường cho tương lai Nga-Trung Quốc

2015/4/1 13:45 - Đỗ Phong

Trước việc Moscow đang xem xét một siêu dự án đường bộ xuyên lãnh thổ với số vốn nghìn tỷ USD, chuyên gia cho rằng đây là điều phi thực tế.


 
Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia về giao thông đô thị của Việt Nam, dù chưa nắm cụ thể quy hoạch hay nội dung dự án, nhưng đây là một siêu dự án rất... viễn tưởng.
 
"Sẽ không có chuyện Nga chi cả nghìn tỷ USD để xây đường xá giao thông, thậm chí là ống dẫn dầu, khí đốt, đường sắt. Bởi đơn giản, dự trữ ngoại tệ của Nga lúc này chỉ còn khoảng 400 tỷ USD, cùng với việc đồng ruble mất giá, giá dầu thế giới giảm sâu, kinh tế đứng trước nguy cơ suy thoái và khủng hoảng. Chẳng lẽ ông Putin sẽ phê duyệt dự án này để rồi dồn toàn bộ nền kinh tế đi xây đường?" - Ông Nguyễn Xuân Thủy đặt câu hỏi.
 
 
Ông Thủy cho biết thêm: "Vấn đề tiền là mấu chốt trong cách làm việc của các quốc gia tư bản, đặc biệt là cường quốc như Nga. Họ tính toán rất kỹ trong việc khi bỏ đồng tiền ra thì sẽ thu lại được những gì, lợi nhuận ra sao, chắc chắn sẽ không có chuyện ném tiền qua cửa sổ hoặc cứ duyệt dự án đi, cứ làm đi rồi sẽ có tiền.
 
Việc họ đầu tư một con đường mới là không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng con đường đó cùng lắm chỉ 50 - 70 tỷ USD thôi, không thể lên đến hàng trăm được, chưa kể hàng nghìn tỷ. Đây là những con số thực sự khổng lồ.
 
 
Ngoài ra còn có vấn đề hiệu quả. Nếu như Nga đầu tư vào xây các đường ống dẫn dầu nối với các quốc gia xung quanh như Trung Quốc, EU hoặc như cách mà Nga đang theo đuổi dự án "dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ" thì sẽ hiệu quả hơn, thích hợp hơn vào thời điểm này, thay vì xây dựng giao thông đường bộ."
 
Tiến sĩ Thủy phân tích: "Nhìn vào những thông tin ban đầu của dự án thì có thể thấy dù cho có tham vọng nối liền châu Á - châu Âu, nhưng thực tế đây chỉ là một tuyến đường cao tốc nằm trong nội địa nước Nga. Nó có thể có những đường nhánh để đến các cửa khẩu nước ngoài, nhưng về cơ bản không nằm ngoài phạm vi lãnh thổ nước này.
 
Một tuyến đường như vậy thì mục đích quan trọng nhất là tăng tốc độ lưu thông hàng hóa, giảm thời gian đi lại, kết nối các vùng kinh tế trong nước. Tuy nhiên, bản thân Nga đã có một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khá hiện đại và tất cả các vùng lãnh thổ, kinh tế của họ đều có phương tiện giao thông đến tận nơi rất tiện nghi.
 
Bản thân tôi đã đi xuyên nước Nga từ thời còn là du học sinh những năm 70 của thế kỷ trước. Hiện tại, Nga đang sở hữu hàng chục nghìn km đường sắt điện khí hóa, thứ mà nước ta chưa có. Các hệ thống đường bộ của họ rất phát triển, vì họ là cường quốc, và từ thời Liên Xô, chiến lược đầu tư cho giao thông của quốc gia này cũng đã rất ưu việt.
 
Vì thế, quay trở lại với vấn đề là tiền, chắc chắn những người lãnh đạo của Nga không chấp thuận việc đầu tư vào một siêu dự án rất phi thực tế như thế này."
 
Theo ông Thủy, thời điểm này, nền kinh tế Nga đang gặp nhiều khó khăn khi bị Mỹ và EU cấm vận. Moscow và Washington cũng đang trong mối quan hệ đối đầu gay gắt, phong tỏa, kìm kẹp lẫn nhau. Bản thân Nga cũng nỗ lực xây dựng một nền kinh tế tự chủ, tránh phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và mở rộng hàng loạt các mối quan hệ kinh tế cũng như địa chính trị của mình.
 
Thêm nữa, Nga ngày càng thân thiết với Trung Quốc, họ có những bản hợp đồng khổng lồ như hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỷ USD, hợp tác đường sắt Nga - Trung. Ngoài ra còn có thông tin cho rằng, siêu dự án đường bộ kể trên còn có mục đích kết nối từ Tây sang Đông, với tham vọng sở hữu một con đường tơ lụa của thế kỷ 21 với xương sống là lãnh thổ Nga.
 
"Càng bị kìm kẹp thì người ta sẽ càng tìm cách làm ăn. Họ đã nối được với Trung Quốc, thì tất nhiên sẽ kết nối được với các nước khác, tất nhiên dựa trên tiêu chí đôi bên cùng có lợi.
 

Bản chất của giao thông là không trực tiếp làm ra của cải, nhưng tác động rất lớn đến sự phát triển của một nền kinh tế. Siêu dự án này theo tôi dù chưa thực tế ở thời điểm này, nhưng sẽ là cơ sở cho tương lai" - ông Thủy kết luận. 



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH