KST. Trần Dân
Phó Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Đà Nẵng
Tôi đã một vài lần qua Tạp chí Cầu đường bày tỏ suy nghĩ của mình về xây dựng đường sắt Bắc Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Qua theo dõi trên Báo Giao thông Vận tải, Tạp chí Cầu đường, Báo Nhân Dân tự thấy những suy nghĩ của mình rất phù hợp với những kết luận mà Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông đã phát biểu trên Báo Giao thông Vận tải tháng 10 năm 2013. Gần đây nhất là kiến nghị của chuyên gia Nhật Bản và Tổng công ty đường sắt Việt Nam trình Bộ Giao thông Vận tải về kế hoạch đầu tư 1,8 tỷ USD để nâng cấp đường sắt Bắc Nam khổ 1m đến năm 2020 - chạy 25 đôi tàu/ngày đêm và thời gian chạy tàu Hà Nội - TP . Hồ Chí Minh hết 25 giờ là có lý và khả thi hơn cả.
Tôi rất ủng hộ phương án này. Tôi muốn nói thêm rằng đường sắt Bắc Nam chạy tốc độ VMax = 90km/h là tốt lắm rồi, rất phù hợp với tốc độ chung hiện nay cả bên ô tô VMax = 120km/h ở đường cao tốc. Trên đường sắt Bắc Nam hiện nay mới có 1% chiều dài tuyến chạy được 90km/h. Để đạt tốc độ trên ta phải cải tạo tất cả các đường cong có bán kính bé hơn 600m, hạ các dốc có độ dốc > 9‰ là một việc làm khá tốn kém tiền của (hơn 2 tỷ USD ) và tốn công sức cùng thời gian cần thiết ít ra cũng 5 đến 7 năm mới được, nghĩa là nếu bắt đầu năm 2014 thì đến 2020 mới xong. Làm được việc này cũng là một thành công rất lớn của ngành đường sắt chúng ta. Phương án này có ưu điểm nổi bật là tận dụng được thành quả mà ngành đã làm từ sau giải phóng 1975 đến nay (gần 40 năm đầu tư). Mặc khác ta vừa nâng cấp từng đoạn, vừa chạy tàu để phục vụ nhân dân ổn định nhất là các dịp hè và tết với tàu khách 30 giờ Hà Nội - TP . Hồ Chí Minh hiện nay, không thể nào dừng chạy tàu được. Cần nói thêm rằng, cải tạo bán kính, hạ dốc dọc, nâng cấp tải trọng cầu yếu lên 14 T/trục (còn gần 10% tổng số cầu), thay tà vẹt ray, thêm ba lát, cải tiến thông tintín hiệu, nâng sức kéo đầu máy, hạn chế đường ngang v.v là những công việc không thể không làm nếu muốn nâng tốc độ tàu chạy lên 90 km/h trên hơn 1.700km cho toàn tuyến. Đây là cả một núi công việc, chưa kể cần tạo một lớp cán bộ kỹ thuật vận hành tàu 90km/h hành trình Hà Nội - TP . Hồ Chí Minh 25 giờ nếu không có một lớp cán bộ bộ tốt cũng khó thực hiện được chủ trương này. Nói về đường 1435 (đường sắt cao tốc hay đường sắt tốc độ cao 150 km/h) cho tuyến Bắc Nam. Giấc mơ này người Việt Nam nào cũng mong nhưng thực ra với Việt Nam ta lực bất tòng tâm vì chúng ta còn nghèo, còn đang nợ nước ngoài > 76 tỷ USD , còn cần đầu tư 65.000 tỷ cho Quốc lộ 1 Bắc Nam và còn bao nhiêu ngành quan trọng khác.
Nông dân ta chiếm 70% dân số, thu nhập bình quân 2013 mới có 4 triệu VN Đ/người/ năm là quá thấp so với các nước bạn. Với tình hình đó chúng ta không thể chỉ chăm chăm vào đầu tư cho đường sắt để rồi chỉ chở 5% lượng hành khách và 5 - 6% lượng hàng hóa là cùng mà phải tốn hàng mấy chục tỷ USD . Do đó tôi đề nghị Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải nên cho kinh phí để khảo sát thiết kế sơ bộ đường 1435 cho tuyến Bắc Nam với quy mô đường đôi cấp 1 có bán kính đường cong R 2.000m và dốc dọc i 4 ‰ để từ đó cắm lộ giới giao cho địa phương quản lý chờ sau 2030 sẽ dùng đến từng phần, có lẽ trước tiên là Hà Nội - Vinh; TP . Hồ Chí Minh - Nha Trang và TP . Hồ Chí Minh - Cần Thơ. Chốt lại bài viết này tôi muốn kiến nghị Bộ xem xét cho nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam lên đường khổ hẹp 1m cấp 1 chạy tàu tốc độ 90km/h Hà Nội - TP . Hồ Chí Minh 25 giờ như đã có ý định đầu tư lâu nay. Sẽ khai thác nó đến 2030, sau 2020 sẽ nói đến lần lượt làm mới đường đội 1435 điện khí hóa tốc độ cao hay cao tốc là phù hợp nhất. Rất mong các nhà khoa học kỹ thuật trong ngành tiếp tục trao đổi thêm n ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ ĐƯỜNG SẮT BẮC NAM KST. Trần Dân Phó Chủ tịch Hội KHKT Cầu đường Đà Nẵng
GHI CHÚ:
1. Đoạn nào vì quá khó khăn không hạ được dốc dưới 9‰ có thể áp dụng biện pháp tăng sức kéo đầu máy mạnh hơn, hay dùng biện pháp hai đầu máy cùng kéo hoặc một kéo một đẩy trong thời kỳ đầu.
2. Đoạn nào vì quá khó chưa cải được bán kính R 600m thì có thể áp dụng biện pháp cho chạy chậm < 90km/h ở thời kỳ đầu.