CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

Kiểm soát tải trọng, nên làm từ "gốc" hay "ngọn"?

2014/5/30 13:58 - Từ Tâm

Để bảo vệ “tuổi thọ” các công trình cầu – đường bộ, đầu tháng 4 năm nay liên ngành Công an – GTVT đã ra quân “tải trọng”. Sau 2 tháng ra quân đồng loạt trên toàn quốc về kiểm soát tải trọng xe, ngày 27/5 Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chủ trì cuộc họp giữa lãnh đạo Bộ (GTVT và Bộ Công an để đánh giá cái được và chưa được về công tác kiểm soát tải trọng xe.


Trạm cân lưu động được Thanh tra Sở GTVT TP. Hồ Chí Minh vận hành
 
Lãnh đạo Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (C67) tham gia họp cho cho biết, 2 tháng kiểm tra hơn 84.000 xe và phát hiện hơn 12.000 xe vi phạm.
 
Tin chắc rằng số lượng xe vi phạm này chưa phản ánh đúng thực tế, đang có nhiều chuyện bi, chuyện hài về né trạm, lách trạm...
 
Câu chuyện kiểm soát tải trọng hiện ngành GTVT (được sự phối hợp của ngành Công an) đang làm nói lên điều gì?
 
Thứ nhất, lâu nay chúng ta quá buông lỏng quản lý. Không ở đâu trên trái đất này có tình trạng xe hoán cải, thay đổi kết cấu, tải trọng như ở Việt Nam. Tất nhiên vì sao phải thay đổi kết cấu xe thì lại bắt nguồn như nguyên nhân rất...Việt Nam: phí chồng phí, mãi lộ...Doanh nghiệp vận tải muốn tồn tại phải kiếm thêm lợi nhuận bù đắp cái khoản chi phí “rải đường” ấy.

Thứ hai, việc ra quân kiểm soát tải trọng đang được triển khai tràn lan gây khó khăn cho vận tải và cản trở giao thông. Đành rằng kiểm soát tải trọng 2 tháng qua có thể là một nguyên nhân góp phần làm giảm tai nạn giao thông trong 5 tháng đầu năm như báo cáo của ngành chức năng nhưng nhìn hình ảnh các đoàn xe án binh bất động, chờ “né trạm”...cho thấy lưu thông đang bị cản trở, hàng hóa vì thế có thể...đội giá.
 
Thứ ba, chúng ta đang kiểm soát tải trọng từ ngọn.
 
Bao giờ việc chấp hành quy định của luật pháp về tải trọng thành văn hóa?
 
Sẽ còn rất lâu ở Việt Nam.
 
Hình ảnh xe tải "né" trạm cân ở Nghệ An
 
Vậy thì dứt khoát phải cưỡng chế bằng luật pháp. Có điều cách làm như thế nào?
 
Thay vì kiểm soát tải trọng từ cảng biển, cảng cạn, kho bãi...thì chúng ta lại rải quân, kiểm soát trên đường.
 
Dường như nhận ra điều này nên tại cuộc họp đã nói trên Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu rất rắn: “Cảng nào xếp hàng quá tải thì cách chức Giám đốc, việc này quyền trong tay Bộ GTVT”. Câu nói này chỉ thể hiện “quyết tâm”, có giá trị biểu tượng thôi. 
 
Giám đốc cảng đã cổ phần, không thuộc chủ thể quản lý là Bộ GTVT thì làm sao Bộ GTVT có thể cách chức được?
 
Nói về cân tải trọng hiện nay, một giám đốc doanh nghiệp cảng phân vân “Tại sao các cơ quan chức năng không phối hợp với các đơn vị kinh doanh khai thác cảng biển, cảng cạn... để kiểm soát tải trọng ngay từ gốc”. Anh cho biết, hiện nay bất cứ cảng biển, cảng cạn...nào cũng đều có trạm cân tải trọng; nếu chốt từ 2 đến 3 cán bộ thanh tra giao thông tại các trạm cân của cảng hoặc tại các nhà máy xuất hàng qua cảng để phối hợp ngăn chặn ngay từ gốc thì vừa đỡ mất tiền đầu tư thêm trạm cân mới của ngân sách Nhà nước, vừa không để xảy tình trạng nan giải do thiếu cẩu để giảm tải trên đường khi phát hiện xe quá tải và vừa đỡ tạo nên sự “đối đầu” giữa doanh nghiệp cảng biển, doanh nghiệp vận tải và cơ quan chức năng như hiện nay.
 
Đấy là chưa nói chuyện công nghệ trạm cân như thế nào?
 
Là những doanh nghiệp làm ăn chân chính, chúng tôi cũng rất bức xúc trước thực trạng chở quá tải trọng cho phép của một số đơn vị, tài xế nên hoàn toàn ủng hộ chủ trương khôi phục các trạm cân đo tải trọng xe đường của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Nếu các trạm cân đo vận hành hoàn toàn tự động, chúng tôi sẵn sàng chấp hành. Điều các doanh nghiệp vận tải lo lắng là việc cân đo đang được tiến hành theo phương thức cũ, rất dễ phát sinh tình trạng cán bộ phụ trách nhũng nhiễu, tiêu cực” – Một giám đốc doanh nghiệp vận tải đã phân vân.
 

 



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH