CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

Siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện góp phần giảm tai nạn giao thông.

2016/3/1 10:35 - TB

Theo thống kê của Tổng cục ĐBVN, hiện cả nước có trên 7.000 đơn vị kinh doanh vận tải được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo hợp đồng và vận chuyển khách du lich với số lượng phương tiện khoảng trên 35.000 xe.


Ảnh minh họa

 

Bộ GTVT đã tổ chức Hội nghị đánh giá thực hiện Nghị định số 86/2014NĐ-CP và triển khai hướng dẫn một số văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Phan Thị Thu Hiền, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Nghị định 86 vẫn còn một số khó khăn vướng mắc nhất định. hiện nay do quy định về điều kiện kinh doanh đối với loại hình này còn đơn giản dẫn đến tình trạng nhiều đơn vị vận tải chỉ hợp thức hóa các điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh vận tải, lợi dụng vân tải hành khách theo hợp đồng để đặt chỗ cho hành khách rồi đón trả khách tại các điểm như: bệnh viện, trường học… và dọc các tuyến Quốc lộ gây ra tình trạng tranh giành khách làm mất trật tự vận tải, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát trong công tác quản lý Nhà nước.

Theo bà Hiền thì điều kiện kinh doanh vận tải của xe hợp đồng các quy định về quản lý vận tải hành khách theo hợp đồng còn chưa chặt chẽ, chưa đề ra được các biện pháp hữu hiệu để có thể thật sự quản lý được các hoạt động cảu loại hình này, còn nhiều đối tượng xe dù lợi dụng danh nghĩa xe chạy hợp đồng để đón trả khách trái quy định cạnh tranh không lành mạnh với những loại hình vận tải khác.

Một vấn đề nhức nhối hiện nay là xe dù, vì vậy cần xác định rõ xe hợp đồng không được đón, trả khách tại một điểm trong thời gian dài. Xe hợp đồng chạy đến đâu phải có địa chỉ cụ thể ở điểm đầu và điểm cuối. Nên quy định các điểm đón, trả khách, xác định tuyến cố định.

Ngoài ra, để tăng cường quản lý đối với hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng, khoản 3, Điều 7 Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định: Từ ngày 1-7-2015, đối với ô tô có trọng tải thiết kế từ 10 hành khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấp giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi bao gồm: hành trình, số lượng khách, các điểm đón, trả khách, thời gian thực hiện hợp đồng. Việc thông báo sẽ thực hiện thông qua nhiều hình thức để mỗi đơn vị kinh doanh vận tải có thể lựa chọn phù hợp với điều kiện của mình như fax, email, thông báo qua trang điện tử của Sở GTVT. Bộ GTVT sẽ có hướng dẫn mẫu nội dung thông báo để tạo điều kiện cho các đơn vị vận tải thực hiện.

Hoạt động vận tải hành khách bằng taxi để phù hợp với yêu cầu quản lý thực tiễn trong giai đoạn hiện nay đối với vận tải chuyển hành khách bằng taxi, qua rà soát đánh giá thực hiện Nghị định 86 trong thời gian qua bộ GTVT và nhiều Bộ, ngành có liên quan đều thống nhất đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung để nâng cao chất lượng hoạt động vận tải bằng taxi, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa taxi truyền thống và Grap taxi, Uber… góp phần giảm giá cước vận tải, đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông vận tải hành khách công cộng tại các đô thị.

Mục tiêu “cốt lõi” là làm sao để mọi hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đổi mới công tác quản lý nhà nước phù hợp với thực tế nhằm thực hiện các giải pháp để siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện góp phần giảm tai nạn giao thông.



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH