Từ ngày 30/6 tới đây đoạn Cao tốc Pháp Vân - Cầu giẽ sẽ chính thức thu phí sau một thời gian sửa chữa, nâng cấp. Trước đó đoạn đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ được chính thức khởi công nâng cấp, sửa chữa từ tháng 7/2014.Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ có tổng chiều dài 29Km, quy mô cấp đường theo tiêu chuẩn đường cao tốc với vận tốc thiết kế 100km/htheo hình thức BOT.
Được biết Tổng mức đầu tư của dự án là 6.731 tỷ đồng và được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 có mức đầu tư 1,974 tỷ đồng bao gồm: cải tạo, nâng cấp yếu tố bình đồ và mặt cắt dọc, kết cấu mặt đường chính tuyến đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe cơ giới; tận dụng đường hiện tại với bề rộng nền đường 25m và sẽ được thi công từ quý III/2014 đến năm 2015.
Đường Pháp Vân - Cầu Giẽ vừa thi công vừa khai thác liệu có đảm bảo an toàn giao thông và chất lượng công trình?. Ảnh: GTVT.
Giai đoạn 2 có mức đầu tư 4,757 tỷ đồng, bao gồm: xây dựng mở rộng hoàn chỉnh đường cao tốc thành 6 làn xe; bề rộng nền đường 33,5m. Xây dựng đường gom song hành hai bên. Giai đoạn 2 tiến hành GPMB trong năm 2015 -2016, hoàn thành vào năm 2017 và đưa vào khai thác đầu năm 2018.
Như vậy vào thời điểm thu phí đoạn cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ tới đấy thì dự án mới hoàn thành giai đoạn 1. Mức phí được đưa ra 1.500 đồng/ km/ phương tiện. Mức thu này tương đương với đoạn cao tốc Nội Bài – Lào Cai.
Từ vấn đề này dư luận đang băn khoăn câu chuyện, so với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai, đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ không phải đầu tư nhiều (giải phóng mặt bằng, gia cố nền đường, cống rãnh…). Bên cạnh đó Đoạn đường trước đây được đầu tư bằng vốn ngân sách, tuy nhiên sau khi cải tạo nâng cấp mức thu phí lại cao bằng với một đường cao tốc mới.
Tiến sĩ Trần Hữu Minh, Giảng viên khoa Vận tải – Kinh tế, trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội
Trước băn khoăn của dư luận, TS Trần Hữu Minh – Trường Đại học Giao thông vận tải (Hà Nội) đã trao đổi:
Thưa TS Trần Hữu Minh trước thông tin ngày 30/6 tới đây sẽ thu phí đoạn đường cao tốc Pháp Vân – Cầu giẽ, mức phí dự tính 1.500 đồng/ km bằng với tuyến đường cao tốc mới Nội Bài – lào Cai. Theo TS mức phí này liệu có quá cao?
TS Trần Hữu Minh: Việc xác định mức phí cao hay thấp cần có tính toán giảit rình cụ thể. (thông thường làl uận chứng kinh tế kỹthuật). Việc minh bạch các khoản thu và chi là một yêu cầu cơ bản và cũng là chỉ tiêu có thể nói là quan trọng nhất đánh giá năng lực và hiệu quả của hệ thống quản lý.
Trên thế giới nhiều quốc gia đã công khai các tài liệu luận chứng kinh tế kỹ thuật cho công chúng có thể tiếp cận và kiểm chứng. Điều này được thể chế hóa thành luật, và buộc phải thi hành.
Ngoài ra luật tư do thông tin cũng buộc các đơn vị hành pháp có liên quan phải cung cấp đầy đủ những thông tin nằm trong quy định của pháp luật đến người dân.
Tại Việt Nam tôi hy vọng sắp tới sẽ có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực này (công khai minh bạch thông tin và quyền tiếp cận thông tin của người dân), chỉ khi đó mới có thể xem xét đánh giá được các giải pháp đangthực hiện, các mức thu đề xuất...có hợp lý hay không. Những cái này người dân báo chí truyền thống cũng phải chung tay góp sức để quá trình này diễn ra nhanh hơn.
Theo TS việc nhà thầu thi công nâng cấp đoạn đường như cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ sẽ có thuận lợi gì so với việc phải thi công xây mới?
TS Trần Hữu Minh: Thực ra vốn đầu tư cho hạ tầng đều từ tiền của người dân đóng góp, không có ai cho chúng ta. Bởi vậy nếu muốn làm tiếp thì nhà nước phải thu để hoàn vốn và có tiền đầu tư công trình tiếpthôi.
Quỹ bảo trì đường bộ chỉ dùng để bảo trì bảo dưỡng, và nếu việc bảo trì bảo dưỡng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dùng nguồn vốn này, thì trong quá trình tính mức thu phải loại bỏ phần đầu tư này ra khỏi tính toán,vì đây là tiền người dân đóng góp để bảo trì đường.
Tiến sĩ đánh giá như thế nào về tổng mức đầu tư cải tạo đoạn đường này? Với 6.731 tỷ đồng/ 29km tương đương hơn 200 tỷ đồng/ km đường, mức đầu tư này liệu có quá lớn?
TS Trần Hữu Minh: Nếu đánh giá nhanh, 200 tỷ tương đương khoảng 10 triệu USD cho 1 km cho 2 chiều x 1 làn mới = 2 làn (là từ 4 làn giai đoạn I lên thành 6 làn giai đoạn II) thì chi phí này đang ở mức khá cao so với thế giới. Nếu như chúng ta biết suất đầu tư đường cao tốc 2 chiều x 3 làn = 6 làn trên thế giới thườngchỉ từ 8-15 triệu USD/1km.
Tuy nhiên phải xem cụ thể xem trên đường có nhiều công trình cầu cống không, vì suất đầu tư cầu cao hơn đường rất nhiều.
Nhìn chung suất đầu tư đường tại Việt Nam đang ở mức cao so với thế giới, tại một số công trình hơn từ 3-5% (như trường hợp Nội Bài – Lào Cai). Còn để đánh giá chính xác cần phải có so sánh tương đương về chất lượng, quy mô thì mới có thể có kết quả chính xác.
Cách tính đơn giản nhất là quy về 1 m2 đường, có chất lượng tương đương thì chi phí của thế giới là bao nhiêu (cái này thế giới có công bố nhiều rồi) và củaViệt Nam là bao nhiêu, khi đó sẽ có được sự khác biệt ngay.
Có ý kiến cho rằng nếu đoạn đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thu phí quá cao sẽ dẫn đến phương tiện né cao tốc và đi vào quốc lộ 1A cũ, như vậy vô tình sẽ gây ùn tắc giao thông tuyến đường Quốc lộ 1A cũ. Theo TS lo ngại này liệu có thể xảy ra?
TS Trần Hữu Minh: Trong kinh tế thị trường, người lái sẽ quyết định phương án đi lại tốt nhất cho họ. Bản thân hệ thống cũng có khả năng tự điều tiết. Nếu có quá nhiều người đi vào QL1 A cũ, đường này sẽ trở nên ùn tắc và sẽ có một số người quyết định không đi nữa, đơn giản vì chi phí thời gian quá lớn. Lúc đó di Cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ nhanh hơn thậm chí chi phí rẻ hơn (kể cả khi phải đóng phí). Bởi vậy tôi không cho đây là vấn đề nghiêm trọng.
Ngoài ra việc cung ứng QL1 A cũ song song là một điều rất tốt, đảm bảo người dân có nhiều lựa chọn, nếu như họ không muốn đóng phí thì có thể đi đường khác chậm hơn một chút. Tránh được tình trạng không có lựa chọn nào khác buộc phải đi đường có thu phí, sẽ tạo nên những sức ép xã hội rất lớn, đặc biệt với tầng lớp những người có thu nhập thấp và trung bình thấp.
Vâng xin cảm ơn ông!