Trạm thu phí cao tốc Nội Bài - Lào Cai
1- Tổng quan về hình thức văn bản
Đây là loại văn bản lần đầu tiên xuất hiện, thông thường hướng dẫn là nhóm người hoặc cá nhân viết và xin phép nhà xuất bản phát hành theo hình thức sách phổ biến khoa học kỹ thuật. Nếu là Tiêu chuẩn cơ sở thì xí nghiệp, công ty, Cục chuyên ngành ban hành tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ KHCN ban hành theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Các Bộ chuyên ngành ban hành Thông tư, tuy nhiên Hướng dẫn này lại viết theo kiểu TCVN. Khi xảy ra tai nạn giao thông, cảnh sát điều tra vào cuộc thì ai chịu trách nhiệm về các nội dung Hướng dẫn này, nó có được Bộ GTVT ban hành thành Quyết định có số hoặc đưa vào Quyết định Khung tiêu chuẩn áp dụng cho Dự án hay không cần phải được làm rõ.
Hướng dẫn này có dạng giống như các tiêu chuẩn thiết kế của Trung Quốc gồm phần đầu là nội dung tiêu chuẩn, phần sau là giải thích tiêu chuẩn; còn Hướng dẫn này giải thích một phần của TCVN 5729:2012 dưới góc độ phân kỳ đầu tư đường cao tốc.
Theo Nghị định 12 và 15 thì Tư vấn thiết kế chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thiết kế trước pháp luật, liệu hướng dẫn này có thay hoặc đồng chịu trách nhiệm hay không khi các tiêu chí về an toàn xe chạy về môi trường (tiếng ồn) chiếu sáng không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (vì Hướng dẫn này khuyên chưa nên làm ở giai đoạn phân kỳ - xem ở mục góp ý chi tiết).
2. Các góp ý chi tiết
- Mục 3.2 lượng xe trung bình “Là thương số của tổng số lưu lượng xe thông qua tuyến đường thiết kế trong một thời gian nào đó (≥ 1 ngày và ≤ 1 năm) chia cho số ngày trong thời gian đó” nên là ≥ 3 ngày và ≤ 1 năm.
- Mục 4.5 “4.5 và tốc độ chạy xe tối thiểu cho phép l à 60 km/h” theo chúng tôi chỉ nên tối thiểu là 50 km/h như đường cao tốc Nhật Bản và Hàn Quốc.
- Mục 7.3.4 “Bố trí các chỗ vượt xe” bỏ mục b vì xe vượt bên tay phải là trái Luật GTĐB theo khoản 4 Điều 14
- Mục 7.3.4 Bố trí hàng rào lưới thép
“Trong thời gian phân kỳ, tư vấn thiết kế có thể nghiên cứu kỹ để giảm bớt việc bố trí hàng rào ở các chỗ ít có nguy cơ người và súc vật bất ngờ qua đường, chẳng hạn như các đoạn nền đắp cao, đào sâu, các đoạn hai bên không có dân cư…” nếu xảy tai nạn giao thông do động vật vào đường gây nên ai chịu ?
“1 0.2.1 Trong thời gian phân kỳ, để tiết kiệm chi phí xây dựng ban đầu, việc báo hiệu giao thông trên đường cao tốc chủ yếu chỉ sử dụng biển báo và vạch kẻ đường. Chưa cần thiết kế báo hiệu điện tử và có thể hoãn đầu tư hệ thống quản lý và điều khiển giao thông điện tử (hệ thống giao thông thông minh ITS), trừ việc nên áp dụng hệ thống thu phí tự động tại các trạm thu phí.”
“10.3 Trong thời gian phân kỳ có thể hoãn đầu tư hạng mục này nếu được chủ đầu tư chấp thuận.”
“10.4.2 Tham khảo điều 11.5.1 TCVN 5729:2012 về các vị trí nên bố trí chiếu sáng khác, tư vấn thiết kế cần cân nhắc kỹ và chỉ bố trí chiếu sáng khi thấy thật cần thiết.”
“10.6.2 Trong thiết kế phân kỳ, tạm thời chưa yêu cầu thiết kế các tường hoặc ụ chống ồn như đề cập ở 11.7.5 TCVN 5729:2012. Trong trường hợp thật cần thiết có thể áp dụng biện pháp trồng cây chống ồn cho khu dân cư bên đường (các rặng cây trồng ngoài phạm vi sử dụng đường).” cần tuân thủ QCVN 26:2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và rung động:
TT |
kHU VỰC |
Từ 6 giờ đến 21 giờ |
Từ 21 giờ đến 6 giờ |
1 |
Khu vực đặc biệt |
55 |
45 |
2 |
Khu vực thông thường |
70 |
55 |
Luật GTĐB nam 2008 quy định “Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định” Như vậy vấn đề an toàn cần phải đặc biệt quan tâm và chúng ta phải làm theo Luật.
Trên đây là các ý kiến góp ý để Ban soạn thảo Hướng dẫn tư xem xét.