CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

CÁC MÔ HÌNH TIÊN TIẾN ĐỂ TÍNH TOÁN MÔ MEN QUÁN TÍNH CÓ HIỆU CHO MẶT NGANG DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP CÓ XÉT ĐẾN NỨT

2014/12/2 15:54 - TS. Lê Bá Khánh; KS. Trương Chí Hùng

TS. Lê Bá Khánh - Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh, Việt nam

KS. Trương Chí Hùng - Ban Quản lý Đường sắt đô thị Tp. Hồ Chí Minh, Việt nam


TÓM TẮT

 

Tính toán độ võng là một trong các yêu cầu bắt buộc đối với kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn ở trạng thái giới hạn sử dụng (theo AASHTO). Độ võng của kết cấu bê tông cốt thép chịu uốn phụ thuộc vào độ cứng chống uốn. Hiện nay ảnh hưởng của các yếu tố như vết nứt, từ biến, co ngót và lịch sử chất tải đến Độ cứng chống uốn của kết cấu bê tông cốt thép vẫn còn được nghiên cứu. Mô men quán tính cùng với mô đun đàn hồi đại diện cho độ cứng chống uốn. Bài báo này giới thiệu một số mô hình mới để tính toán mô men quán tính có hiệu của dầm bê tông cốt thép có xét đến nứt.

 

Từ khóa: Mô men quán tính có hiệu, Dầm bê tông cốt thép, Nứt, Võng, ACI, AASHTO.

 

ABSTRACT

 

The limiting of flexural deflection is one of the major serviceability design requirements in reinforced concrete beams. Deflection of reinforced concrete elements depends on the flexural bending stiffness. Currently, the influence of factors such as fracture, creep, shrinkage and loading history to the bending stiffness of the reinforced concrete structure is still being studied. The moment of inertia combined with the modulus of elasticity represents the bending stiffness of a reinforced concrete member. This paper introduces some new models to calculate the effective moment of inertia of reinforced concrete beams considering the cracks.

 

Keywords: Effective moment of inertia, Reinforced concrete beams, Crack, Deflection, ACI, AASHTO

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Khoảng trước năm 1960 việc kiểm tra độ võng của kết cấu BTCT chưa được lưu ý. Sau thời kỳ này, cường độ của các vật liệu xây dựng như BT và cốt thép đã được cải thiện. Phương pháp thiết kế theo trạng thái giới hạn bắt đầu được áp dụng. Nhờ đó mà các kết cấu BTCT trở nên thanh mảnh hơn, đẹp hơn và tiết kiệm hơn. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra đối với các kết cấu thanh mảnh là phải dự đoán được độ võng một cách tin cây. Bài viết sau tìm hiểu về các mô hình tính mô ment quán tính có hiệu. Đây là một trong các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ võng của cấu kiện BTCT.

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 11 năm 2014



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH