CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG KHÁNG ẨM CỦA BÊ TÔNG NHỰA BẰNG PHỤ GIA VÔI TÔI

2014/12/2 20:34 - ThS. VŨ NGỌC PHƯƠNG; TS. NGUYỄN QUANG PHÚC; ThS. LƯU NGỌC LÂM

ThS. VŨ NGỌC PHƯƠNG, TS. NGUYỄN QUANG PHÚC - Đại học Giao thông vận tải;

ThS. LƯU NGỌC LÂM - Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải;


Tóm tắt:

 

Một trong những nhược điểm chủ yếu của mặt đường bê tông nhựa (BTN) là tính nhạy cảm với ẩm. Dưới tác động của ẩm (do độ ẩm môi trường, do mưa, do độ ẩm cốt liệu), mặt đường BTN xuất hiện các hư hỏng như nứt mỏi, hằn lún. Để giảm thiểu hư hỏng mặt đường BTN do tác động của ẩm, giải pháp sử dụng phụ gia cải thiện liên kết đá- nhựa đường (phụ gia chống bong tách- antistrip additive) cho BTN được sử dụng khá phổ biến trên thế giới, trong đó phụ gia vôi được đánh gía là có hiệu quả cao.

 

Bài báo này đưa ra kết quả thực nghiệm quả bước đầu đánh giá hiệu quả của phụ gia vôi cải thiện tính nhạy cảm với ẩm của BTN và định hướng nghiên cứu tiếp theo.

 

Abstract: One of the major disadvantages of asphalt concrete pavement is sensitive to moisture. Under the influence of moisture (moisture of environment, rain, moisture of aggregates), asphalt concrete pavement appeared damaged as fatigue cracking, permanent deformation (rutting). To reduce moisture damage, anti- stripping additive solutions for asphalt concrete has been popularity applied in the world, and lime additive is evaluated highly effective.

 

In this paper, the experimental results give first step evaluating the effectiveness of lime additives to improve the moisture susceptibility of asphalt concrete and orientation for further research.

 

1. GIỚI THIỆU CHUNG

 

Hiện nay có đến hơn 80% các tuyến đường cấp cao ở Việt Nam sử dụng kết cấu mặt đường BTN. Tuy nhiên mặt đường BTN cũng có nhiều nhược điểm. Một trong những nhược điểm chủ yếu của mặt đường BTN là tính nhạy cảm với ẩm. Dưới tác động của ẩm, mặt đường BTN suy giảm khả năng dính bám giữa bề mặt cốt liệu với nhựa đường, dẫn tới BTN bị bong tách (stripping) và suy giảm cường độ [1]. Mặt đường BTN sẽ bị nứt mỏi và hằn lún vệt bánh xe. Giải pháp phổ biến để sửa chữa là phải cào bóc lớp BTN nhựa cũ đã hư hỏng do ẩm và rải lớp BTN thay thế, dẫn tới chi phí cao.

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 11 năm 2014



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH