CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC TRONG BÊ TÔNG TRO BAY LÀM MẶT ĐƯỜNG Ô TÔ

2014/11/4 16:12 - ThS. Trần Trung Hiếu

ThS. Trần Trung Hiếu - Trường Đại học Công nghệ GTVT


Tóm tắt:

 

Tro bay được biết đến như một loại vật liệu trơ không có tính hoạt hóa khi đứng độc lập. Tuy nhiên khi kết hợp với xi măng để tạo thành bê tông tro bay thì quá trình phản ứng đã diễn ra phức tạp, bao gồm các phản ứng thuỷ hoá (sơ cấp) và các phản ứng pozzolan (thứ cấp). Bài báo trình bày các cơ chế phản ứng hóa học và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ phản ứng thủy hóa và phản ứng pozzolan trong bê tông tro bay.

 

Abstract:

 

Fly ash is known as an inert material that does not create the chemical reaction. However, when combining with cement to form fly ash concrete, the reaction occurs complicatedly, including the hydration reaction (primary) and the pozzolanic reaction (secondary). This paper presents the mechanism of chemical reactions and analyzes the factors that affect the degree of hydration reaction and pozzolanic reaction in fly ash concrete.

 

1. Thành phần khoáng vật tro bay dùng trong Bê tông

 

Tro bay là vật liệu khoáng siêu mịn có thể sử dụng trong bê tông làm mặt đường ô tô do tro bay và xi măng có những thành phần hóa học tương tự nhau về các thành phần oxit như SiO2 , Al2O3 , Fe2O3 , CaO [1],[3]. Sự khác biệt chủ yếu giữa ở sự tương quan giữa các tỷ lệ thành phần oxit.

 

Đặc điểm thành phần khoáng vật và kích cỡ hạt của tro bay ảnh hưởng lớn đến tính pozzolan, chi phối sự phát triển cường độ và tính thấm của bê tông tro bay. Cấp phối, mật độ hạt và hình dạng bề mặt tro bay có ảnh hưởng lớn đến lượng nước yêu cầu và tính công tác của bê tông tro bay. Tro bay có cỡ hạt càng nhỏ thì tính pozzolan càng mạnh và độ lưu động càng cao.

 

Hiện nay ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn riêng quy định tro bay dùng trong bê tông. Trong tiêu chuẩn ASTM C618 [3] và nhiều tiêu chuẩn khác đều quy định giới hạn tối thiểu của tỷ lệ 3 oxit SiO2 , Al2O3 và Fe2O3 nhằm đảm bảo tính pozzolan và quy định giới hạn tối đa tỷ lệ SO3 (5%) nhằm hạn chế việc tăng hàm lượng sulphat trong bê tông.

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 10 năm 2014



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH