CHUYÊN MỤC CHÍNH

TẠP CHÍ
CẦU ĐƯỜNG VIỆT NAM

Số 25, Tập thể Sư 361, ngõ 35 Nguyễn Bá Khoản Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tel: 0818547216
Email: cauduong308@gmail.com
 

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆU ỨNG NHÓM TRONG MÓNG CỌC CÔNG TRÌNH CẦU

2015/4/27 9:42 - TS. PHẠM VĂN THOAN


Tóm tắt:

 

Bài báo trình bày cơ sở lý thuyết mối quan hệ tương tác giữa cọc và nền, các phương pháp phân tích tĩnh hiệu ứng nhóm trong móng cọc. Đồng thời, tác giả bài báo đã khảo sát ảnh hưởng của hệ số hiệu ứng nhóm đối với các đại lượng như khoảng cách giữa các cọc, đường kính cọc, số lượng cọc trong móng cho nền đất sét và cát trên cơ sở phương pháp thực nghiệm. Từ đó, bài báo đã đưa ra một số nhận xét và kết luận quan trọng.

 

Abstract:

 

This article presents the theoretical basis of the relationship and interaction between the pile foundation, the static analysis of pile group effects. At the same time, the article authors examined the effects of group effect coefficient for the quantity as the distance between the piles, pile diameter, number of piles in clay soil and foundation for sand based method experimental. Since then, the article gave some remarks and important conclusions.

 

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 

Trong móng các công trình cầu do phải chịu tải trọng lớn, móng thường gồm nhiều cọc, hình thành các nhóm cọc. Sự làm việc của mỗi cọc đơn và của một cọc trong nhóm cọc khác nhau rất nhiều. Khi bố trí cọc riêng rẽ, sức chịu tải của móng cọc được phân tích theo vật liệu hay đất nền hoặc đồng thời. Trong móng cầu, vì các cọc thường được bố trí khá gần nhau nên chúng tác động, ảnh hưởng tương tác lẫn nhau và với môi trường đất nền tùy thuộc vào khoảng cách giữa các cọc và loại đất nền. Vì vậy, sức chịu tải tổng quát của cả nhóm thường nhỏ hơn tổng cộng sức chịu tải của các cọc riêng lẻ. Mặt khác, sự truyền tải của cả nhóm cọc xuống chiều sâu nền cũng khác nhiều so với cọc đơn.

 

Hiệu ứng do tác động qua lại giữa các cọc trong một nhóm gây ảnh hưởng đến sức chịu tải của nhóm cọc được gọi là hiệu ứng nhóm cọc. Hoạt động của nhóm cọc do tác động tương hỗ giữa các cọc với nhau có thể xảy ra 2 loại hiệu ứng sau: Làm thay đổi (chủ yếu là giảm) sức chịu tải cả nhóm so với tổng sức chịu tải các cọc thành phần. Hoặc là hiệu ứng bè làm tăng vùng truyền ứng suất. Hậu quảcủa nó là gây ra độ lún của nhóm cọc cao hơn nhiều so với cọc đơn đặc biệt khi có lớp đất yếu nằm gần mũi cọc.

 

Nghiên cứu đầy đủ hiệu ứng nhóm và trong móng cọc có ý nghĩa thiết thực trong thiết kế và xây dựng các công trình cầu hiện nay, đảm bảo các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật và giảm thiểu những tác dụng tiêu cực do hiện tượng này tạo ra. 

 

Nguồn:

 

TS. PHẠM VĂN THOAN - Viện kỹ thuật công trình đặc biệt

 

Mời xem chi tiết trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam số tháng 4 năm 2015



GỬI Ý KIẾN


VIDEO CLIP
Xem thêm >>
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH